Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam và Nam Phi tăng cường hợp tác chống săn trộm tê giác

Sungtegiác Hongkong


Sừng tê giác được bán qua châu Á,trong đó Việt Nam là một thị trường hàng đầu.


 

Vào hôm qua, 06/05/2013, tại thủ đô Prêtôria của Nam Phi, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Hà Công Tuấn và Thứ trưởng Bộ Nguồn nước và Môi trường Nam Phi Rejoice Mabudafhasi đã ký kết một ‘kế hoạch hành động’ nhằm đấu tranh chống tệ nạn săn trộm tê giác Nam Phi để lấy sừng bán qua châu Á, nơi Việt Nam là một thị trường hàng đầu.

Điểm nổi bật nhất trong kế hoạch này là việc trao đổi danh tánh của những thợ săn được cấp phép hoạt động, và qua đó có quyền mang vật phẩm săn bắn được ra khỏi Nam Phi.

Thỏa thuận này nhằm ngăn chặn việc các tay săn trộm mạo danh và lừa đảo để lấy giấy phép săn bắn.

Hãng tin Pháp AFP, dẫn lời phó phát ngôn viên bộ Môi trường Nam Phi Peter Mbelengwa đã rất hoan nghênh quyết định này và giải thich : « Chúng tôi có thể xác định tính hợp pháp của các thợ săn ».

Tệ nạn săn trộm tê giác hoành hành dữ dội tại Nam Phi, buộc chính quyền nước này phải huy động đến cả quân đội, cảnh sát và trực thăng để ngăn chặn.

 Đa số giấy phép săn tê giác ở Nam Phi được cấp cho các tay thợ săn châu Á. Từ năm 2009 - 2011, 13 trong số 41 giấy phép săn bắn tại tỉnh KwaZulu-Natal được cấp cho các thợ săn Việt Nam.

Theo AFP, kế hoạch hành động còn bao hàm việc xây dựng một ngân hàng dữ liệu gien và các phân tích ADN để theo dõi các chiếc sừng tê giác vốn được bán qua châu Á cho giới Đông y.
 Thị trường sừng tê giác tại châu Á được cho là rất béo bở.

Sừng tê giác được xem là một loại dược liệu quý hiếm tại châu Á. Điều này khiến cho số lượng tê giác tại Nam Phi giảm đến mức báo động.

Từ đầu năm 2013 đến nay đã có hơn 270 con tê giác tại Nam Phi bị sát hại để lấy sừng.


Switch mode views: