Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chính phủ Pháp cho phép công đoàn biểu tình sau khi ra lệnh cấm

france-protests 5


Cảnh sát dùng hơi cay để giải tán các đám đông giận dữ, bên lề cuộc biểu tình phản đối luật Lao Động, Paris, ngày 26/05/2016.
REUTERS/Charles Platiau

Sau khi ra lệnh cấm, chính phủ Xã hội của Pháp cuối cùng đã cho phép một cuộc biểu tình của công đoàn vào ngày mai, 23/06/2016, nhưng với một lộ trình ngắn hơn dự kiến.

Sau hai ngày thương lượng bất thành với công đoàn, Sở cảnh sát Paris sáng nay, 22/06, đã loan báo quyết định cấm cuộc biểu tình ngày mai ở thủ đô nước Pháp theo lời kêu gọi của các công đoàn nhằm tiếp tục phải đối luật lao động mới.

Đây là lần đầu tiên từ nhiều thập niên qua chính phủ Pháp ra lệnh cấm một cuộc biểu tình của công đoàn, một quyết định gây chia rẽ nội bộ chính giới nước này.
Trong bản thông cáo, Sở cảnh sát Paris cho biết họ không có sự lựa chọn nào khác, sau khi các công đoàn từ chối đề nghị là chỉ tập hợp biểu tình tại một nơi, thay vì tuần hành, để nhà chức trách dễ kiểm soát hơn.

Ngay sau đó, các lãnh đạo công đoàn đã xin gặp bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve và sau cuộc gặp gỡ này, cuối cùng chính phủ đã cho phép biểu tình, nhưng theo một lộ trình do bộ Nội Vụ đề nghị, tức là một đoạn đường chỉ dài 1,6 km, gần quảng trường Bastille.

 Ban đầu các công đoàn đòi là đoàn biểu tình được tuần hành từ quảng trường Bastille đến quảng trường Nation.

Từ nhiều tuần qua, tổng thống François Hollande và thủ tướng Manuel Valls đã dọa sẽ cấm các cuộc biểu tình phản đối luật lao động, sau các vụ bạo động dữ dội xảy ra trong cuộc biểu tình ngày 14/06, với hàng trăm người đã tấn công cảnh sát, đập phá, cướp bóc nhiều ngân hàng, cửa hiệu và công sở, trong đó có một bệnh viện dành cho trẻ em.

Sau khi được phép biểu tình ngày mai, lãnh đạo CGT, công đoàn chính của Pháp, ông Philippe Martinez, đã yêu cầu tổng thống François Hollande tiếp các công đoàn thật sớm để tìm giải pháp cho khủng hoảng này.

Switch mode views: