Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cuba mở cửa đón doanh nghiệp dầu khí Mỹ

cuba -daukhi

Cảnh bơm dầu tại Matanzas, Cuba, 21/10/2015.
REUTERS/Enrique de la Osa

Hãng tin AFP hôm nay 22/10/2015 cho biết Cuba tuyên bố mở cửa đón « mọi loại hình kinh doanh » với các doanh nghiệp dầu khí của Mỹ để khai thác các nguồn dự trữ của nước này.
Chương trình này nằm trong khuôn khổ bình thường hóa quan hệ giữa La Habana và Washington.

Trước những vị khách mời nước ngoài trong một buổi tham quan Nhà máy khoan lọc dầu miền Trung, một chi nhánh của doanh nghiệp nhà nước Cupet, phát ngôn viên của doanh nghiệp khẳng định “đã sẵn sàng và nhiều loại hình hợp tác đang đợi các doanh nghiệp nước ngoài.

Ngoài ra, bà cũng “hy vọng rằng chính sách mở cửa mới, bắt đầu từ ngày 17/12/2014, sẽ có tác động tới nền công nghiệp dầu khí”.
Cho tới hiện nay, các doanh nghiệp Mỹ vẫn bị cấm mọi hoạt động tại Cuba do lệnh cấm vận mà Washington áp đặt từ năm 1962 để chống chế độ cộng sản.

Ngành dầu khí Cuba đã bị “ảnh hưởng nặng nề vì lệnh phong tỏa”, cụm từ được La Habana dùng để miêu tả hậu quả của lệnh cấm vận. Vì dù có “công nghệ tối tân, các doanh nghiệp Mỹ vẫn không được phép làm ăn với Cuba”.

Còn các nhà máy dầu khí Mỹ tại Cuba đều bị Chủ tịch Fidel Castro quốc hữu hóa vào năm 1960, chỉ một năm sau khi cuộc cách mạng Cuba giành thắng lợi.

Vì lệnh cấm vận, Nhà máy khoan lọc dầu miền Trung chỉ có thể khai thác được 5% tổng trữ lượng vì không có đủ trình độ công nghệ phục vụ khai thác.
 Hiện tại, Cuba sản xuất được 25 triệu thùng dầu hàng năm, nhưng chỉ là loại dầu siêu nặng được dùng để sản xuất điện, xi măng hay nhựa đường.
Lượng dầu khí còn lại phục vụ sinh hoạt đều phải nhập từ Venezuela.

Các chuyên gia quốc tế thẩm định vùng biển Cuba có trữ lượng khoản 5-9 tỉ thùng dầu thô, còn theo La Habana, số lượng này có thể lên tới 20 tỉ thùng.

Khu vực kinh tế Cuba tại vùng vịnh Mêhicô rộng khoảng 112.000 km2, được chia thành 59 khu vực, trong đó có 22 khu từng có hợp đồng khoan thăm dò với các doanh nghiệp của Na Uy, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Venezuela, Việt Nam, Malaysia, Angola và Nga.
Tuy nhiên, hiện chỉ còn ba công ty nước ngoài vẫn đang hoạt động tại đây, do các đợt khoan thăm dò không mang lại kết quả.

Switch mode views: