Ấn Độ : Giới mại dâm muốn được hoạt động hợp pháp
- Thứ Tư, 22 tháng Bảy năm 2015 15:42
- Tác Giả: Đức Tâm
Người chuyển giới tại Ấn Độ thường buộc phải bán dâm để kiếm sống.
Ảnh Manoj Verma/Hindustan Times via Getty Images
Mời mọc chèo kéo khách hạng, ma cô hoặc mở nhà chứa là những hoạt động bất hợp pháp tại Ấn Độ, nhưng luật pháp trong lĩnh vực này, có từ thời thực dân Anh, lại không rõ ràng.
Những người Ấn Độ làm nghề mại dâm hy vọng là cơ quan tư pháp tối cao của nước này sẽ buộc chính phủ phải xóa bỏ các luật lệ trừng phạt hoạt động này. Họ cho biết là thường xuyên bị cảnh sát sách nhiễu, bắt bớ và đưa đi các trại cải tạo còn khắc nghiệt ở nhà tù.
Theo các số liệu chính thức, năm 2013, khoảng 2800 phụ nữ và 4800 đàn ông đã bị bắt giữ. Tỷ lệ bị kết án là 35%, nhưng có rất nhiều hồ sơ khác bị tư pháp Ấn Độ lãng quên.
Cô Sunita Devi, bị bạn trai lừa đảo, bán cho một người đàn ông với giá 50 000 rupi (750 euro) và trở thành gái mại dâm, nói với phóng viên AFP : « Đừng nhìn chúng tôi như những kẻ phạm tội và đừng bắt giữ khách hàng của chúng tôi ».
Devi đã lựa chọn cách hành nghề trong một nhà chứa và cô được trả « 500 rupi (7,5 euro) mỗi ngày hoặc hơn một chút » mà không phải làm « làm việc quá vất vả ».
Theo Havocscope, cơ quan theo dõi các hoạt động bất hợp pháp, Ấn Độ hiện có khoảng 3 triệu người làm nghề mại dâm.
Những người ủng hộ, đấu tranh cho việc hợp pháp hóa hoạt động mại dân, cho rằng, đa số người làm nghề này là do tự lựa chọn, không phải là nạn nhân của những đường dây buôn người, ma cô và do vậy, họ phải được hưởng các quyền như những người lao động khác.
Tripti Tandon, thuộc tổ chức phi chính phủ Lawyers Collective nói : « Luật rất mập mờ. Ai bóc lột ai ? Người đàn bà được trả tiền hay người đàn ông tới tìm kiếm khoái lạc ».
Vẫn theo nhà hoạt động này, thì « luật pháp nói rằng tất cả những người làm nghề mại dâm đều là nạn nhân nhưng lại không thừa nhận họ có quyền kiếm sống. Nhưng nếu họ không cho mình là nạn nhân thì tại sao lại đi quyết định thay họ ? ».
Các chuyên gia về y tế công cộng muốn hoạt động mại dâm được công khai, hợp pháp bởi vì quy chế hiện nay buộc họ phải hành nghề chui lủi, gây khó khăn cho hoạt động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Trong khi đó, các tổ chức phi chính phủ đấu tranh chống tệ nạn buôn người lại nhận định rằng việc hợp pháp hóa sẽ làm gia tăng hoạt động mại dâm và tệ nạn buôn bán phụ nữ cho các nhà chứa, mà nạn nhân chủ yếu sẽ là những phụ nữ nông thôn nghèo và trẻ em.
Cách nay bốn năm, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã cho lập một tiểu ban điều tra về lĩnh vực này và nghiên cứu khả năng sửa đổi luật pháp. Tòa cũng yêu cầu các bang của Ấn Độ đánh giá xem có bao nhiêu người đang mại dâm sẵn sàng chuyển sang làm nghề khác.
Mặc dù nhiều người làm nghề mại dâm mong muốn hợp pháp hóa hoạt động này, nhưng họ không muốn Ấn Độ bắt chước mô hình của Hà Lan hoặc New Zealand, tức là có giấy phép hành nghề. Tại Ấn Độ, mô hình này sẽ càng làm gia tăng sự kỳ thị, khinh miệt trong xã hội.
Hiệp hội phụ nữ quốc gia Ấn Độ ban đầu đòi hợp pháp hóa hoạt động mại dâm, nhưng sau đó đã thay đổi ý kiến.
Theo ông Amit Kumar, điều phối viên quốc gia của tổ chức All India Network of Sex Workers, tư pháp và các tổ chức của Nhà nước phải hiểu rằng việc để cho hoạt động mua bán dâm chui lủi chỉ làm mất thời gian.
Từ rất lâu, các chính sách và tòa án từ chối ra quyết định. Thế nhưng, mại dâm là nghề lâu đời nhất trên thế giới và chưa thể biến mất ».
Tin mới
- Miến Điện kết án tù chung thân hơn 150 người Trung Quốc - 23/07/2015 13:53
- Nhật công bố hình ảnh 16 giàn khoan Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp - 23/07/2015 13:46
- Học giả Trung Quốc : Không nên thiết lập vùng phòng không ở Biển Đông - 23/07/2015 13:39
- Nông dân Hoa Kỳ hoan nghênh bang giao với Cuba - 22/07/2015 23:45
- ‘Ả-rập Saudi ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran’ - 22/07/2015 23:30
- Tiềm năng kinh tế châu Phi hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ - 22/07/2015 23:22
- Trung Quốc: Nhân viên bảo tàng trộm các bức danh họa, thay bằng tranh tự vẽ - 22/07/2015 20:48
- Công dân Pháp có quyền biết tài sản của nghị sĩ - 22/07/2015 20:39
- Nổ bom tự sát giết chiết 19 người ở Bắc Afghanistan - 22/07/2015 16:30
- Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu Khí Petro Vietnam bị khởi tố - 22/07/2015 16:22
Các tin khác
- Úc bắt 80 người tị nạn Việt Nam - 22/07/2015 15:32
- Thổi phồng báo cáo tài chính, lãnh đạo Toshiba mất chức - 22/07/2015 00:58
- Châu Âu đạt thỏa thuận phân bổ nhận người tỵ nạn - 22/07/2015 00:52
- Ngân hàng của khối BRICS khai trương tại Thượng Hải - 21/07/2015 18:28
- Hải quân Trung Quốc tập trận quy mô tại Biển Đông - 21/07/2015 14:16
- Úc phải trả lời về số phận một tàu chở thuyền nhân Việt Nam - 21/07/2015 14:08
- Tokyo cực lực tố cáo hành vi cưỡng chế của Bắc Kinh tại Biển Đông - 21/07/2015 13:59
- Người ẩn danh tặng thành phố Oakland $34 triệu giúp dân nghèo - 21/07/2015 02:28
- FEMA chuẩn bị đối phó động đất 9.2 ở Tây Bắc Mỹ - 21/07/2015 02:10
- Đa số dân Đức nghi ngờ thỏa thuận với Hy Lạp - 21/07/2015 00:41