Philippnes mở lại căn cứ Subic Bay đương đầu với tham vọng Trung Quốc
- Thứ Năm, 16 tháng Bảy năm 2015 13:33
- Tác Giả: Tú Anh
Một tàu chiến Mỹ ghé vịnh Subic của Philippines. Ảnh chụp ngày 14/10/2014.
REUTERS/Lorgina Minguito/Files
Trong kế hoạch đương đầu với tham vọng biển đảo của Trung Quốc, Manila điều máy bay chiến đấu và chiến hạm vào vùng biển phía tây Philippines.
Căn cứ quân sự khổng lồ Subic Bay sắp hoạt động trở lại, sau 23 năm đóng cửa chuyển đổi thành khu kinh tế, sẽ cho phép Philippines can thiệp nhanh chóng tại Biển Đông.
Bộ Quốc phòng Philippines hôm nay 16/07 cho biết đã ký hợp đồng thuê lại căn cứ Subic Bay với thời hạn 15 năm có gia hạn với cơ quan quản lý dân sự Subic Bay Metropolitain hồi tháng 5.
Quân đội Philippines sẽ đưa về Subic Bay chiến đấu cơ phản lực mới và hai chiến hạm.
Theo các chuyên gia quân sự, sử dụng căn cứ Subic Bay sẽ cho phép quân đội Philippines can thiệp hữu hiệu, ngăn chận hoạt động của hải thuyền Trung Quốc trong vùng biển phía tây của đảo Luzon.
Chuyên gia an ninh quốc phòng Philippines Rommel Banlaoi nhận định : Giá trị quân sự của Subic Bay đã được quân đội Mỹ chứng minh và giới tướng lãnh Trung Quốc cũng biết được điều đó.
Một khi Subic Bay phục hồi vai trò quân sự, hải quân Mỹ có thể sử dụng căn cứ này một cách dễ dàng hơn cho dù khả năng Hoa Kỳ được quyền thuê trở lại vẫn chưa ngã ngũ do có sự chống đối của Tối cao Pháp viện Philippines.
Từ năm 2000 cho đến nay, hải quân Mỹ chỉ đến Subic Bay trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung.
Theo kế hoạch của bộ quốc phòng Philippines, kể từ tháng 12 năm nay, hai chiến đấu cơ FA-50 đầu tiên trong số 12 chiếc đặt mua của Hàn Quốc sẽ được chuyển giao và sẽ được bố trí tại căn cứ Subic.
Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số.
Theo chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu.
Tin mới
- Định mệnh xoắn lấy hai gia đình Ngô Đình Diệm và Võ Nguyên Giáp - 17/07/2015 00:25
- Giá xăng chỉ tăng cao ở California - 16/07/2015 19:40
- Hàn Quốc chấn động vì vụ tham ô trong bộ Quốc phòng - 16/07/2015 15:34
- Pakistan bắn rơi một máy bay dọ thám của Ấn Độ - 16/07/2015 15:25
- Pháp quảng bá du lịch «sống khỏa thân» - 16/07/2015 15:15
- Tổng thống Mỹ bảo vệ thỏa thuận hạt nhân với Iran - 16/07/2015 15:06
- Hạt nhân : Bắc Triều Tiên được kêu gọi theo gương Iran - 16/07/2015 14:42
- Miến Điện : Thách thức lớn trước bầu cử Quốc hội - 16/07/2015 14:02
- Nhật Bản: Hạ viện thông qua dự luật quốc phòng gây tranh cãi - 16/07/2015 13:50
- Bắc Kinh phản đối Manila sửa chữa chiến hạm cũ ở Trường Sa - 16/07/2015 13:43
Các tin khác
- Thị Trưởng Bảo Nguyễn: Tôi là người đồng tính - 15/07/2015 18:17
- Nghị viện Hy Lạp bỏ phiếu về thỏa thuận với Châu Âu - 15/07/2015 16:34
- Quả vải Việt Nam tìm cách không lệ thuộc vào Trung Quốc - 15/07/2015 16:21
- Người dân Iran hân hoan chào mừng thỏa thuận hạt nhân - 15/07/2015 16:14
- Thái Lan ra luật cấm biểu tình - 15/07/2015 16:06
- Trung Quốc câu lưu 20 nhân viên một tổ chức từ thiện Nam Phi - 15/07/2015 15:59
- Nhật Bản : Chính sách quốc phòng của Abe bị chống đối ngày càng mạnh - 15/07/2015 15:44
- Philippines sang sửa chiến hạm mắc cạn trên bãi Cỏ Mây - 15/07/2015 13:28
- Biển Đông : Bắc Kinh vẫn phản đối vụ kiện của Philippines - 15/07/2015 13:17
- CUỘC ĐẢO CHÍNH KHÔNG TIẾNG SÚNG TẠI HÀ NỘI - 14/07/2015 23:29