Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Châu Âu bất lực nhìn Mỹ và Trung Quốc chia nhau thế giới công nghệ

huawei usa 1



Ảnh minh họa REUTERS/Dado Ruvic



Vào lúc các nước châu Âu đang chuẩn bị chuyển qua hệ thống 5G, tạp chí Pháp Le Point ghi ngày 19/12/2019 đã phân tích thế đứng của Châu Âu trong thế giới công nghệ kỹ thuật số hiện nay, với một nhận đinh lý thú được nêu bật trong hàng tựa “Châu Âu đối mặt với Hội Nghị Yalta về hệ thống 5G”.

Khái niệm Hội Nghi Yalta gợi đến sự phân chia thế giới thành hai khối Đông Tây sau Thế Chiến Thứ Hai, và theo nhà bình luân Luc de Barochez của tờ Le Point, ngày nay, trong lãnh vực công nghệ 5G, thế giới có khả năng bị Mỹ và Trung Quốc phân chia thành hai khối.

Châu Âu có đủ phương tiện công nghệ học để cưỡng lại sự phân chia đó, nhưng liệu Châu Âu có đủ ý chí chính trị để làm việc đó hay không?

Tạp chí Pháp đã nhắc lại ngạn ngữ “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết” để cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang lao một cuộc đọ sức ác liệt để chiếm ngôi vị số một thế giới về kỹ thuật số.

Trong cuộc đấu giữa hai kẻ khổng lồ này, châu Âu có nguy cơ mất đi sự độc lập về công nghệ của mình.
Amazon, Google, Facebook, Microsoft, Apple vs Alibaba, Baidu, Tencent, Hoa Vi, Xiaomi

Đối với Le Point, thì một Yalta về kỹ thuật số đang hình thành trước mắt chúng ta.
Hoa Kỳ đã quyết định loại trừ Hoa Vi, tập đoàn viễn thông Trung Quốc khổng lồ ra khỏi hệ thống 5G tương lai, và đang gây sức ép lên các đồng minh, như Châu Âu, để làm theo họ.

Bên kia thì Trung Quốc vừa quyết định loại bỏ dần trong 3 năm tất cả những phần mềm, thiết bị vi tính nước ngoài mà các cơ sở nhà nước đang sử dụng.Nếu xu hướng này tiếp tục, thì không lâu sẽ có hai thế giới kỹ thuật số tách biệt nhau trên hành tinh.

Một bên là thế giới do Mỹ thống trị qua nào là Amazon, Google, Facebook, nào là Microsoft, Apple, và một bên là thế giới trong tay Trung Quốc với Alibaba, Baidu, Tencent, Hoa Vi và Xiaomi.

Châu Âu sẽ phải chọn phe của mình và hy sinh quyền được chọn lựa độc lập của mình.
Những lời đe dọa mà đại sứ Trung Quốc tại Berlin đã thốt ra, đặt lên bàn cân việc mở của thị trường Trung Quốc cho xe hơi Đức và việc Đức đón nhận Hoa Vi như thế nào, đã cho thấy trước những khó khăn sắp đến.

Hoa Vi, át chủ bài của Trung Quốc

Le Point nhìn thấy cuộc chiến chung quanh hệ thống 5G có tính quyết định.
Hoa Vi nằm ở trung tâm cuộc tranh chấp, vì là tập đoàn duy nhất vừa nắm khâu thiết lập các hệ thống điện thoại di động vừa chế tạo ra các sản phẩm đầu cuối như smarphone.

Dựa trên một thị trường nội địa không có cạnh tranh, giá sản phẩm của Hoa Vi có sức thu hút mạnh.
Và yếu tố giá rẻ đã giúp Hoa Vi thành công vì việc thiết lập hệ thống 5G rất tốn kém.

Washington cáo buộc Hoa Vi có mối quan hệ mờ ám với nhà nước Trung Quốc và đảng Cộng Sản, nhưng chưa bao giờ trưng ra bằng chứng, cho dù họ đã thành công, cách đây 10 năm, trong việc thâm nhập hệ thống trao đổi nội bộ của tập đoàn Trung Quốc.
Người ta biết được điều này nhờ tiết lộ của một nhân viên tình báo cũ Edward Snowden.

Nguy cơ lệ thuộc đối với châu Âu

Nguy cơ gián điệp tuy nhiên chưa mấy chắc chắn, nhưng nguy cơ lệ thuộc, mà một báo cáo của Ủy ban Châu Âu công bố vào tháng 10 đã nêu bật, đủ khiến cho các quốc gia Châu Âu giữ khoảng cách với tập đoàn Trung Quốc.

Tại Pháp một quyết định “bài Hoa Vi” đã xuất hiện trên công báo ngày 10/12, theo đó việc triển khai thiết bị 5G phải được phép trước của chính quyền, và xem xét từng trường hợp.

Tại Đức, thủ tướng Merkel muốn để cho các công ty tự do lựa chọn nguồn cung cấp đã bị Nghị Viện Đức phản bác.
Một đa số đang hình thành để đề nghị một dự luật chống Hoa Vi đưa ra thảo luận vào đầu năm 2020.

Anh Quốc hậu Brexit có vẻ muốn đi theo Mỹ.
Tập đoàn Na Uy Telenor từng hợp tác với Hoa Vi cho hệ thống 4G, đã thông báo ngày 13/12 là chọn Ericsson cho hệ thống 5G.

Châu Âu có công ty đủ sức cạnh tranh nhưng lại không biết tận dụng

Nghịch lý trong hồ sơ này là châu Âu đang có trên lãnh thổ mình hai nhà sản xuất có thể cạnh tranh với Hoa Vi về 5G: Tập đoàn Thụy Điển Ericsson và tập đoàn Phần Lan Nokia-Alcatel.

Châu Âu như thế có năng lực công nghệ để tránh chọn lựa tai hại mà Mỹ và Trung Quốc muốn áp đặt.
Nhưng Châu Âu có quyết tâm chính trị hay không, đầu tư mạnh bạo vào nghiên cứu và phát triển hay không? Đó mới là vấn đề.

Le Point kết luận, cho dù có phải trả giá đắt hơn là những gì Trung Quốc đề nghị, Châu Âu phải có quyết định chung bảo vệ thế độc lập công nghệ của mình. Việc xây dựng hệ thống 5G sẽ cho thấy ý chí này

Ngành không gian Châu Âu dưới sức ép của Mỹ và Trung Quốc

Theo tạp chí Pháp L’Express ngày 14/12/2019, các quốc gia thành viên của cơ quan không gian Châu Âu ESA, đã thông qua ngân sách 14,5 tỷ euro, trong đó 12,5 tỷ cho giai đoạn 2020-2022, một khoản tiền kỷ lục, cao hơn 30% so với những kỳ trước.

Tuy nhiên L’Express cho là không thấm vào đâu nếu so sánh với Mỹ. Năm ngoái ngân sách không gian của Châu Âu xoay quanh 8 – 9 tỷ euro trong lúc ở bên kia bờ Đại Tây Dương là hơn 40 tỷ.
Trong lãnh vực không gian này, Châu Âu và Hoa Kỳ sắp có một kình địch lợi hại: Trung Quốc.

Theo tạp chí Pháp, Trung Quốc đang rút ngắn với một tốc độ nhanh chóng những chậm trễ của họ trong lãnh vực không gian, đến mức mà nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc không bao lâu nữa sẽ vượt qua Châu Âu và đứng ngang hàng với Mỹ ngay vào năm 2025.

Switch mode views: