Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Pháp bị cáo buộc "bắt cá hai tay" tại Libya

Vukhi Phap


Vũ khí do Pháp chế tạo được tìm thấy trong kho tàng của lực lượng thuộc thống chế Haftar, tại Libya, hồi tháng 06/2019
AFP

 

Paris lúng túng vì vụ tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ bán cho Pháp được phát hiện trong tay lực lượng võ trang của thống chế Haftar ở phía tây nam thủ đô Libya.

Phải chăng Paris chơi trò "nước đôi" trên hồ sơ Libya ?
 Đâu là quyền lợi và mục đích của Pháp tại Libya ?

Tệ hơn nữa, một số nhà phân tích nêu lên câu hỏi liệu rằng Pháp có vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc nhắm vào quốc gia châu Phi này hay không và tại sao tên lửa chống tăng của Mỹ thường chỉ được dành riêng cho các đồng minh chiến lược thân thiết của Hoa Kỳ lại rơi vào tay Lực Lượng Quân Đội Quốc Gia Libya do thống chế Khalifa Haftar kiểm soát ?

Tiết lộ của báo New York Times về 4 tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ trong tay lực lượng quân sự do thống chế Haftar đứng đầu đã buộc Paris phải nhanh chóng lên tiếng.
Cố vấn của bộ trưởng Quân Lực Pháp hôm 10/07/2019 xác nhận 4 tên lửa Javelin tìm thấy trong một căn cứ của Lực Lượng Quân Đội Quốc Gia Libya là của Pháp.
Nhưng đó là những loại vũ khí đã bị "hỏng, không còn sử dụng được và được cất giữ để sau này phá hủy".

Paris "không vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc" nhắm vào Libya.

Tuy nhiên quan chức này không giải thích được vì sao mà những tên lửa chống tăng ấy đã lọt vào tay các chiến binh của thống chế Haftar.
 Dù vậy giới phân tích nhấn mạnh rằng, tiết lộ của báo New York Times đã buộc Paris phải công khai nhìn nhận là đã duy trì sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ Libya.

Báo Mỹ bồi thêm : Pháp đã triển khai nhiều lực lượng đặc nhiệm tại Lybia, phần lớn là ở miền đông, cách không xa thủ đô Tripoli.
Năm 2016 nước Pháp dưới thời tổng thống François Hollande đã phải thừa nhận có ba lính đặc nhiệm Pháp đã tử vong trong một chiến dịch "dọ thám nguy hiểm", trực thăng của họ bị bắn hạ cách thành phố Benghazi khoảng 45 cây số về hướng nam.

Cho đến nay về mặt chính thức, Pháp công nhận Chính Phủ Đoàn Kết Dân Tộc của thủ tướng Fayez al Sarraj, đóng đô ở Tripoli, nhưng đồng thời vẫn ít nhiều công khai yểm trợ đối thủ của chính quyền này, tức là lực lượng của thống chế Khalifa Haftar, hiện đang kiểm soát miền đông Libya, quan trọng nhất là thành phố Benghazi.

Mùa xuân vừa qua, ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian sau buổi làm việc với thủ tướng Fayez al Sarraj tại thủ đô Tripoli đã đến thăm bản doanh của thống chế Haftar tại Benghazi.
Chưa đầy một tháng sau, Paris ngỡ ngàng khi nhân vật này mở chiến dịch chinh phục thủ đô Tripoli.

Lập trường công khai của Pháp là đối thoại với tất cả các bên và Paris là một trong những đối tác châu Âu hiếm hoi có thể đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai phe thù nghịch ở Libya.

Nhưng trên thực tế, như một nhà ngoại giao Pháp đã nhận định :
 "Haftar không phải là một thủ lĩnh tầm thường. Ông ta đứng đầu một đội quân đang kiểm soát đến 70 % lãnh thổ Libya, là nhân vật chủ chốt để tìm một ngõ thoát cho khủng hoảng Libya ".

Paris đã hai lần mời lãnh đạo hai phe phái thù nghịch này đến Pháp để tìm một giải pháp chính trị cho Libya.
Những nỗ lực của Pháp tới nay vẫn chưa mang lại kết quả. Tuy nhiên việc mời thống chế Haftar đến Paris càng làm tăng thêm uy tín của nhân vật này.

 Không chỉ có thế, như Walid Phares, một cựu cố vấn của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bình luận : vì mục tiêu chống khủng bố Paris kín đáo yểm trợ lực lượng của tướng Haftar bởi nhân vật này là "người duy nhất quét dọn sạch sẽ các ổ thánh chiến" đóng ở miền đông và miền nam Libya.
Theo quan điểm của cựu cố vấn cho Nhà Trắng, Haftar, mới có thể ngăn ngừa các chiến binh Hồi Giáo từ Syria trở về và số này là mầm mống đe dọa an ninh của Pháp, của phương Tây.

Một yếu tố thứ nhì khiến Paris có cái nhìn khoan dung với thống chế Haftar với hy vọng nhân vật này, một khi lên cầm quyền, sẽ hỗ trợ ngăn chặn làn sóng nhập cư từ Libya tràn sang châu Âu.

Điều khiến Pháp khó xử là lực lượng quân sự trong tay thống chế Haftar đã lớn mạnh nhờ có sự yểm trợ của bộ ba Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ả Rập Xê Út và Ai Cập và như vậy qua việc đứng về phía thống chế Haftar dù là không chính thức, Paris một lần nữa chứng minh rằng, vì mục tiêu chống khủng bố và an ninh, nước Pháp sẵn sàng hậu thuẫn các chế độ độc tài.


Switch mode views: