Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-04-2013

CHINA-FRANCE Backinh


Tổng thống Pháp François Hollande và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 25/04/2013 tại Bắc Kinh.
REUTERS/Yohsuke Mizuno/Pool


Chuyến công du Trung Quốc trong hai ngày 25-26/04/2013 của Tổng thống Pháp François Hollande tiếp tục được báo Pháp phân tích.

Trong bài viết mang tựa đề « 37 tiếng đồng hồ để móc mình vào đầu tàu Trung Quốc », đặc phái viên nhật báo Pháp Le Monde đã nêu bật tính chất ngắn ngủi của chuyến thăm để tự hỏi về khả năng thành công của ông Hollande trong việc tăng cường quan hệ với một đất nước mà Pháp đang rất « cần » trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.

Nhận định của Le Monde về nội dung chuyến công du Trung Quốc của đương kim Tổng thống Pháp được tóm gọn trong câu : Trong suốt chuyến thăm cấp Nhà nước của mình, Tổng thống François Hollande không ngừng nhắc nhở : Pháp cần đến Trung Quốc ».

Câu hỏi mà tờ báo Pháp đặt ra là liệu một hành động vội vội vàng vàng có giúp ích cho việc xây dựng một mối quan hệ lâu dài hay không ?

Khi chỉ dành ba mươi bẩy tiếng đồng hồ cho một quốc gia mà ông chưa hề biết đến, Tổng thống Hollande dĩ nhiên là không phá được kỷ lục ngắn gọn của người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy, chỉ ghé Bắc Kinh 14 giờ vào năm 2008, và vỏn vẹn năm tiếng đồng hồ vào năm 2011.

Tuy nhiên ông Hollande đã để lại ấn tượng của một chuyến thăm cấp nhà nước được thực hiện một cách thần tốc, với các cuộc tiếp xúc được « bấm giờ » chính xác, nặng tính lễ tân, không dành một khoảng thời gian « phá lệ » nào, vốn đã mang lại màu sắc tình cảm cho các chuyến thăm của nhiều Tổng thống Pháp trước đây.

Le monde nêu ví dụ về ba mươi sáu giờ đi thăm Tây Tạng của ông Valéry Giscard d'Estaing vào năm 1980, hay việc ông François Mitterrand bỏ thì giờ đến khánh thành một cuộc triển lãm Picasso, và trao tặng Bắc đẩu Bội tinh cho ông Ba Kim, một nhà văn lớn của Trung Quốc vào năm 1983, hoặc là chuyến ông Jacques Chirac đi dạo tại Dương Châu, quê hương của chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân vào năm 2000...

Tại sao Francois Hollande lại ấn định một chương trình viếng thăm chặt chẽ như vây ?

Bruno Le Roux, chủ tịch của nhóm dân biểu thuộc đảng Xã hội trong Quốc hội Pháp đã giải thích rằng : « François Hollande luôn luôn muốn đi thẳng vào vấn đề, ông không thích ‘cỡi ngựa xem hoa’. Vì vậy nếu vấn đề có thể làm trong không đầy hai ngày, thì không cần phải phải kéo dài ».

Pháp rất cần Trung Quốc

Tổng thống Pháp đã làm gì trong thời gian ngắn ngủi tại Trung Quốc. Theo Le Monde, tại Bắc Kinh, rồi ở Thượng Hải, ông Hollande đã tận dụng mọi cơ hội để tung ra thông điệp là người Pháp rất cần Trung Quốc.

Francois Hollande đã nói : « Sẽ không có phục hồi ở châu Âu nếu không có Trung Quốc ».

Trên cơ sở đó, Pháp sẽ cố gằng làm mọi thứ để bám vào đầu máy Trung Quốc, vừa tạo thuận lợi cho các công ty Pháp xâm nhập vào các lĩnh vực mà nhu cầu của Trung Quốc sẽ bùng nổ (y tế, thực phẩm, năng lượng mới, kỹ thuật số), vừa chiêu dụ các nhà đầu tư, sinh viên và khách du lịch Trung Quốc đến Pháp.

Để đánh đổi lấy việc Trung Quốc mở cửa thị trường của họ, Tổng thống Pháp đã đã hứa là sẽ gỡ bỏ « tất cả các chướng ngại vật và quy định kềm hãm việc người Trung Quốc vào Pháp, đặc biệt trong chế độ thị thực nhập cảnh chẳng hạn.

Đối với với Le Monde, thông điệp của ông Hollande không có gì mới. Ông đã từng nói những điều tương tự tại New Delhi, Mumbai và Mátxcơva vào tháng Hai vừa qua.

Le Monde nhận định một cách hóm hỉnh : Sau lời kêu gọi « Các bạn Ấn Độ, hãy giúp chúng tôi », « Các bạn Nga, hãy giúp chúng tôi », nay đến lượt « Các bạn Trung Quốc, hãy giúp chúng tôi ».

Vấn đề được Le Monde nêu lên là với mục tiêu chiêu dụ Trung Quốc như vừa kể, cũng dễ hiểu là Tổng thống Pháp đã làm tất cả mọi thứ để tránh làm cho chủ nhà phiền lòng, trong đó có việc không nói dông dài đến vấn đề nhân quyền – cho biết là vấn đề đó đã được thảo luận trong cuộc hội đàm tay đôi với ông Tập Cận Bình. Thay vào đó ông Hollande đã nhấn mạnh rằng "Pháp và Trung Quốc có cùng những nguyên tắc « trong quan hệ quốc tế ».

Đối với với những ai phê bình ông về việc không ở lâu tại Trung Quốc, Tổng thống Pháp có kế hoạch thực hiện các cuộc họp thường xuyên hơn với đối tác của mình : Hai bên đã đồng ý gặp nhau mỗi năm một lần. Tóm lại, theo Le Monde, quan điểm của ông Hollande là « thường » hơn là « lâu ».

Bóng ma chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên

Cũng nhìn về Châu Á, La Croix và Le Figaro hôm nay chú ý đến đến tình hình bán đảo Triều Tiên. Dưới hàng tít lớn trang nhất : « Đối mặt với Bắc Triều Tiên », báo La Croix nhìn thấy là cuộc thao diễn hỗn hợp Mỹ Hàn sẽ chấm dứt vào ngày mai nhưng căng thẳng không hề giảm sụt, bóng ma chiến tranh vẫn bao trùm đảo Yeonpyeong, gần kề Bắc Triều Tiên.

Phóng viên của La Croix Doran Malovic đã đến Yeonpyong trong những ngày qua, ghi nhận là người dân ở đây không thể quên vụ pháo kích ngày 23/11/2010 làm 4 người chết.

Một người còn nhớ lại là có đến 180 quả đạn pháo rơi xuống đầu họ trong vòng 1 tiếng đồng hồ, và họ phải gấp rút đi di tản khỏi đảo, đến Seoul.

Giấc mơ của cư dân Yeongyong là được sống yên ổn trong hoà bình, nhưng theo tác giả bài báo, tuy rằng hiện nay tình hình có vẻ yên tĩnh, nhưng họ vẫn sống trong lo ngại, e sợ hành động khó lường của lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un. Vả lại tàu chiến thường xuyên tuần tra chung quanh đảo, tiếng súng tập trận không ngừng, càng làm không khí bất an thêm nặng triũ.

La Croix nhắc lại : Nghịch lý của lịch sử là đảo Peongyong thuộc về Bắc Triều Tiên trước khi được sát nhập vào Hàn Quốc sau chiến tranh.

Phải chăng do đó mà - như một sĩ quan Hàn Quốc nói có vẻ đùa - người ta thường nói là một nửa dân cư trên đảo là gián điệp Bắc Triều Tiên, lính Hàn Quốc đóng tại đây cố nghe ngóng, tim hiểu những gì diễn ra bên kia biên giới, nhưng lại như đi trong sương mù trong lúc mà bên kia thì biết rõ tình hình Yeonpyong.

Bắc Kinh và đồng minh ‘cồng kềnh’

Trong tình hình căng thẳng này, La Croix chú ý đến phản ứng của Trung Quốc , nhin thấy là Bắc Kinh đang phải quản một đồng minh ‘cồng kềnh’.

Bài báo của thông tín viên La Croix tại Bắc Kinh nêu câu hỏi : Phải chăng Kim Jong Un đang mất người đồng minh duy nhất trên chính trường quốc tế ?

Bắc Kinh đã tỏ ra rất bực dọc trước những hành vi thái quá của người con út triều đại họ Kim ; lãnh đạo Trung Quốc đã lên án người láng giềng ngỗ nghịch từ sau cuộc thử nghiệm hạt nhân tháng 02/2013.

Thái độ này cũng dễ hiểu theo bài báo, nhưng chưa hẳn Bình Nhưỡng bị bỏ rơi, Trung Quốc vẫn tiếp tục hậu thuẫn Bắc Triều Tiên về mặt kinh tế và ngoại giao. Có điều Bình Nhưỡng lại không có vẻ hợp tác chút nào, do đó Bắc Kinh cho thấy là họ giữ khoảng cách với người đồng minh.

Bài báo nhắc lại người láng giềng phièn phức này là nguồn cung cấp tài nguyên cho Trung Quốc, và quan trọng nữa là vùng trái độn với Hàn Quốc, đồng minh của Mỹ, nơi hiện có đến 30.000 lính Mỹ đồn trú. Bắc kinh không thể để Bắc Triều Tiên sụp đổ, đó là không kể mối lo ngại làn sóng tỵ nạn tràn sang vùng biên giới.

Kaesong : Biểu tượng hợp tác liên Triều bị sụp đổ

Báo Le Figaro cũng tỏ ra e ngại trước diễn tiến trên bán đảo Triều Tiên, trong bài viết tựa đề : « Kaesong, sự kết thúc của ‘chiếc cầu nối’ liên Triều ».

Tờ báo nhắc lại đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng đóng cửa khu công nghiệp, nơí mà 123 công ty Han Quốc sử dụng 53.000 công nhân Bắc Triều Tiên.

Tờ báo lấy làm tiếc là sợi dây cuối cùng nối liền hai nước đã bị đứt. Hôm nay, số 175 nhân viên Hàn Quốc cuối cùng còn ‘bám trụ’ sẽ trở về đất nước của mình, nằm bên kia vĩ tuyến 38, bỏ lại di tích duy nhất của công cuộc hợp tác giữa Seoul và Bình Nhưỡng.

Khu kỹ nghệ khai trương năm 2004, bịểu tượng của sự xích lại gần nhau của hai miền đã chống chọi được trước bao cuộc khủng hoảng, căng thẳng trong thập nien qua, nhưng rốt cuộc đã ‘gục ngã’ trước cuộc khủng hoảng mới hiện nay.

Theo tờ báo việc những người Hàn Quốc cuối cùng rút về, có thể đánh dấu việc đóng cửa vĩnh viễn khu công nghệ, trong nỗi cay đắng của doanh nhân Hàn Quốc, không biết lúc nào mới thấy lại cơ xưởng của họ.

Le Figaro nhắc lại bối cảnh khiến Kaesong bị đóng cửa, mà Bình Nhưỡng quy trách nhiệm cho Seoul.

Theo Le Figaro Kaesong là một vấn đề ‘danh dự’, thể diện đối với Bình Nhưỡng, trong lúc mà Seoul nghĩ là Kim Jong Un sẽ không giám đóng nguồn tài chính mang lại 80 triệu đô la hàng năm cho Bắc Triều Tiên.

Tình hình bế tắc hiện nay cũng đặt ra một thách thức đối với chế độ Bình Nhưỡng phải nuôi sống một đám đông công nhân không việc làm và bị xem là thành phần ‘tế nhị’ vì đã biết qua lối sống ‘tư bản’.

Bangladesh : Xứ sở của thảm họa lao động

Một vùng Châu Á khác cũng được chú ý hôm nay là Bangladesh, La Croix nêu bật thảm họa do lao động không an toàn tại quốc gia này.

Tờ báo trở lại sự kiện một khu phức hợp, Rana Plazza, vùng ngoại ô thủ đô Dacca, sụp đổ đã làm gần 400 người chết. Phức hợp bao gồm cửa hàng buôn bán và cả 5 xưởng dệt may. Phần lớn người thiệt mạng là nhân công dệt may.

Thảm cảnh đã gây tức giận khiến hàng trăm ngàn người đã biểu tình, đập phá ở các khu công nghiệp Dacca cuối tuần vừa qua.

Bangladesh là quốc gia đứng thứ nhì thế giới về xuất khầu hàng may mặc, cung cấp cho nhiều nhãn hiệu thế giới, nhưng điều kiện lao động trong ngành rất tồi tệ, nguy hiểm.

Theo La Croix, 80% phụ nữ làm việc trong ngành dệt may, 10 tiếng mỗi ngày, 6 ngày trên 7, với đồng lương hàng tháng từ 30 đến 70 euro.

Điều làm cho tác giả bài báo bực tức là các hãng gia công đã làm ngơ trước tình cảnh lao động này, và có khi lại chối bỏ việc gia công của mình.

Theo bài báo, 5 xưởng dệt may trong phức hợp bị sụp là đối tác gia công cho các thương hiệu Mango của Tây Ban Nha hay Primark của Anh.

Người ta cũng tìm thây nhãn của C&A hay Benetton tại đây, trong lúc mà hai hãng này cho biết là họ không có liên hệ thương mại gì với các nơi này.

Thảm cảnh công nhân Bangladesh tại Hy Lạp

Không phải chỉ tại quốc gia mình mà công nhân Bangladesh phải làm việc trong tình cảnh nguy hiểm như trên.

Libération hôm nay chú ý đến số phận người lao động quốc gia Nam Á này tại Hy Lạp qua tựa đề : « Những quả dâu đẫm máu ở Péloponnèse ».

Sự vụ xẩy ra vào trung tuần tháng 4 này. Những công nhân Bangladesh được thuê hái dâu đình công và đã bị chủ nhân đàn áp dữ dội, chodùng cả súng săn bắn vào họ. Sự kiện đã gây chấn động Hy Lạp.

Phóng viên Libération đến tại chỗ và được nạn nhân cho xem các vết thương và mô tả lại vụ việc theo lời kể của họ : 160 công nhân Bangladesh được thuê làm việc ở vườn dâu Nea Manolada.

Làm việc đã sáu tháng, cả tuần không ngày nghỉ, bị đánh thức sáng sớm tinh mơ, lao động suốt ngày, nhưng chỉ có 10 phút nghỉ để ăn trưa.

Cả chục người ở trong những nhà ọp ẹp không xa vườn dâu.

Điều khiến họ đình công là không ai được một đồng xu nào. Sau hai ngày đình công, thì họ thấy những người cai quản họ dẫn đến những người lao động nhập cư mới để thay thế.

Lời qua tiếng lại và kết quả người đình công đã bị bắn như nói trên, có người bị trọng thương.

Sự kiện thảm thương này theo bài báo đã phơi bày tình cảnh lao động trong giới người nhập cư, một số không nhỏ không giấy tờ hợp pháp.

Nhưng tờ báo cũng nêu bật phản ứng của dư luận Hy Lạp.

Ngay sau tin đàn áp vô nhân đạo này được phổ biến, thì đã có phong trào tẩy chay dâu gọi là « nhuộm máu », buộc các siêu thị thông báo hủy bỏ việc mua dâu này, và chính phủ đã xem xét sự cố : 35 người trong đó có 29 người bị thương được cấp giấy cư trú hợp lệ.

Quan hệ Pháp Đức nổi sóng ?

Trang nhất báo chí Pháp ra ngày hôm nay đều tập trung vào mối quan hệ Pháp-Đức, sau khi Đảng Xã hội Pháp tố cáo « tính cố chấp ích kỉ » của thủ tướng Đức Angela Merkel. Các báo Pháp không tán thành với ý kiến trên và lên tiếng phản đối.

Tờ Le Figaro đánh giá mối quan hệ Pháp-Đức hiện nay đang đóng băng. Tờ Libération nhận xét, trong mối quan hệ « Pháp-Đức : Đảng Xã hội đang sa lầy ».

Còn báo Le Monde trích lời của cựu ngoại trưởng Pháp, Alain Juppé : « Nước Pháp hoàn toàn bị cô lập ».

Các báo cũng đăng các nhận định khác nhau về tình hình hiện nay. Tờ Le Figaro trích ý kiến của Philipp Misfelder, đảng CDU tại Đức : « Phê phán của nước Pháp là hoàn toàn điên rồ ».

Theo tờ báo, Đảng canh hữu Pháp UMP buộc tội Tổng thống. Hơn nữa, ý kiến của Đảng Xã hội Pháp cũng làm người anh em Đức, Đảng Xã hội-Dân chủ (SPD) rơi vào tình huống khó xử và thận trọng trước những cáo buộc trên.

Theo Libération, ngay trong nội bộ Đảng Xã hội, nhiều thành viên cũng không tán đồng về nhận định của chủ tịch Quốc hội, Claude Bartolone, khi ông này phát biểu : « François Hollande gọi là căng thẳng hữu nghị (với nước Đức). Với tôi, đó đơn thuần là căng thẳng và nếu cần, có thể là đối đầu ».

Để xoa dịu tình hình, bộ trưởng Bộ Nội vụ, Manuel Valls, và đồng nhiệm của mình, bộ trưởng Bộ Lao động, Michel Sapin, cho rằng từ « đối đầu » mà ông Bartolone sử dụng là « vô trách nhiệm, mị dân và độc hại » hay « hoàn toàn không phù hợp ».

Còn theo nghị sĩ châu Âu, Sylvie Goulard, « Đánh vào Berlin là phản tác dụng ».

Những tranh cãi nguy hiểm trong nội bộ Chính phủ Pháp cũng thể hiện sự bất đồng sâu sắc trong Đảng Xã hội về chính sách mà tổng thống François Hollande đang theo đuổi hiện nay.

Ngược lại, theo Libération « toàn nước Đức đứng sau thủ tướng của mình » và tin tưởng vào chính phủ, từ sau cuộc khủng hoảng đồng euro.

Từ những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Xã hội, báo L’Humanité, trên trang nhất, kêu gọi « Theo đường lối cánh tả hay theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng, cần phải lựa chọn ! ».

Tờ báo không đồng tình với mô hình gọi là « chính sách độc hại » và các « cải cách phi xã hội » mà chính phủ của bà Angela Merkel áp đặt trên người dân Đức và trên các nước trong Liên Hiệp Châu Âu.

Trên thực tế, theo L’Humanité, nền kinh tế của Đức trì trệ từ giữa năm 2012, PIB giảm 0,6% trong cùng kì năm ngoái, lương của người lao động giảm 4,2% trong thập niên 2000 và tỉ lệ người có thu nhập thấp sống bấp bênh tăng cao.

Về Pháp, tờ báo dẫn kết quả thăm dò của Opinionway : « 55% người Pháp muốn chính phủ thực thiện chính sách phục hồi kinh tế hơn là giảm thâm hụt ngân sách ».

Về phản ứng của chính phủ Angela Merkel trước những lời đả kích đến từ đảng Xã hội Pháp, Les Echos đưa tin Berlin chờ đợi tín hiệu từ Paris, nhưng tới giờ ông François Hollande vẫn lặng im, nhường lời cho thủ tướng Jean-Marc Ayrault xoa dịu tình hình, qua trang Twitter của ông, và khẳng định mối quan hệ bất diệt, tình hữu nghị giữa hai nước là « cần thiết để mang lại đòn bẩy mới cho dự án châu Âu và giúp khôi phục tăng trưởng ».

Tân chính phủ Ý nhậm chức

Trái ngược với căng thẳng Pháp-Đức, nước láng giềng Ý đang hy vọng ổn định lại tình hình trong nước sau khi ông Enrico Letta được bầu làm thủ tướng.

Báo Le Figaro cho rằng chính phủ của ông sẽ là « chính phủ đầu tiên tập hợp các chính trị gia cánh tả và cánh hữu và sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách kinh tế ».

Báo La Croix nhận định là « Ý tạm thời thoát khỏi ngõ cụt ». Chính phủ mới sẽ phải nhanh chóng đưa ra chương trình chống khủng hoảng ngay ngày đầu làm việc, vì nước này đang trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế dài nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và sức mua không ngừng xuống dốc.

Báo L’Humanité thông tin thêm, cựu thủ tướng Silvio Berlusconi đã cài được cánh tay thân cận của mình, Angelino Alfano, giữ chức bộ trưởng Bộ Nội vụ : một cách để theo dõi vụ kiện ông này hiện nay.


Switch mode views: