Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nước Mỹ mỗi năm đổi giờ hai lần, liệu có cần thiết?

WASHINGTON DC (NV) - Hôm Thứ Bảy 12-tháng 3 năm 2016 cả nước Mỹ, ngoại trừ Arizona và Hawaii, lại đổi giờ.
Nhưng báo New York Times đặt vấn đề, tại sao và có nên duy trì việc này nữa hay không?

DAYLIGHT-SAVING

 Đổi giờ mùa Xuân chính thức áp dụng vào lúc 2 giờ sáng Chủ Nhật giờ địa phương. (Hình: AP/Charles Krupa)

Theo khái niệm thông thường thì daylight saving, người Việt quen gọi nôm na là đổi giờ, là việc dời một giờ có ánh sáng của ban mai, khi mọi người còn ngủ, lên chiều tối, khiến người ta có thể sinh hoạt thêm, nhờ còn ánh sáng.

Ông David Prerau, tác giả cuốn “Seize the Daylight,” nhận định: “Đối với đa số, thêm một giờ sáng sủa vào buổi chiều tối sau giờ làm việc hay sau giờ tan học có lợi hơn so với cho lúc ban mai.”

Nhưng từ khi ý kiến này đưa ra thực hành thì ngày càng gặp nhiều lời chê bai lẫn tranh cãi.
Nhiều tiểu bang, trong đó có California và Rhode Island, đang xét lại việc bãi bỏ thông lệ này.

Bên thuận biện luận, đổi giờ là thêm thời gian có ánh sáng ban ngày để tiêu tiền.

Ông Michael Downing, giảng viên trường Tufts University và cũng là tác giả cuốn “Spring Forward: The Annual Madness of Daylight Saving Time,” nói: “Người Mỹ không chịu ở nhà vào cuối ngày miễn là trời còn sáng.”

Ông tiếp: “Chúng ta ra công viên, đi mua sắm, nhưng chúng ta không đi bộ ra đó. Đổi giờ khiến người ta tiêu thụ xăng nhiều hơn.”

Mấy ai rõ điều này hơn chủ nhân mấy cây xăng, lý do tại sao hiệp hội Association for Convenience and Fuel Retailing, một tổ chức vận động hành lang cho giới kinh doanh tạp hóa (convenience store), thúc giục bắt đầu đổi giờ sớm hơn trong năm.

Năm 2010, ông Jeff Miller, chủ tịch hiệp hội hồi bấy giờ, nói rằng ngành kỹ nghệ này kiếm thêm khoảng chừng $1 tỉ hằng năm từ khi họ vận động thêm được một tháng cho daylight saving vào năm 1986.

Ông Miller nói: “Từ đó đến nay thương vụ thu thêm được hằng chục tỉ dollar.”
Giới kinh doanh giải trí cũng hưởng lợi lây, theo lời ông Downing.

Ví dụ kỹ nghệ đánh golf ước lượng rằng thêm một tháng daylight saving giúp thu lợi thêm từ $200 triệu đến $400 triệu.
Khác với huyền thoại nói rằng việc đổi giờ bày ra lúc ban đầu là vì lợi ích của giới nông gia (các sách giáo khoa đều dạy như thế.)

Ông Prerau nói: “Tôi chẳng hiểu vì sao việc này trở thành một huyền thoại trong khi thực tế lại hoàn toàn ngược lại” vì đổi giờ làm xáo trộn giờ giấc của nông gia.
Mới đầu giới nhà nông chống mạnh nhất, rồi đến các tổ chức tôn giáo, vốn hay lấy giờ cầu nguyện vào lúc mặt trời mọc.
Giới phụ huynh cũng than phiền là con em họ phải đi bộ đến trường lúc trời còn tối.

Một số người khác, trong đó có ông Bill de Blasio, thị trưởng New York, lý luận rằng daylight saving khiến gây thêm tai nạn giao thông vào ban sáng.
Tiết kiệm năng lượng vẫn thường được cho là lý do chính đưa đến thông lệ đổi giờ.

Tuy nhiên báo cáo của Bộ Năng Lượng vào năm 2008 khám phá rằng việc tăng thêm giờ cho daylight saving time áp dụng vào năm 2005 chỉ tiết kiệm được 0.5% tổng số điện tiêu thụ mỗi ngày.

Trái lại ông Matthew Kotchen, kinh tế gia Đại Học Yale, nhận thấy lượng điện tiêu thụ gia tăng 1% sau khi Indiana áp dụng daylight saving trên toàn tiểu bang vào năm 2006.

Giáo sư Kotchen viết: “Kết quả đối với Indiana là tiền điện phải trả nhiều hơn và các nhà máy phát điện phát ra khí thải nhiều hơn.” (TP)

Switch mode views: