Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thông tin về án tuyên thánh cho cha ​Phanxicô Trương Bửu Diệp

VRNs - Sài Gòn - Đài phát thanh Vatican dẫn hãng tin Asianews cho biết, Việt Nam có thể sớm có một vị thánh mới. Bộ Tuyên Thánh của Vatican đã mở án tuyên thánh cho cha Phanxicô Xavier Trương Bửu Diệp, một linh mục chịu tử đạo vào năm 1946 trong Chiến tranh Việt Nam, đang khi cố gắng cứu giáo dân của mình.

Cha-Truong-Buu-Diep-an-phong-thanh

Thánh Bộ đã thông báo với Giám mục Cần Thơ, Đức Cha Têphanô Tri Bửu Thiên hôm 31/10, tuy nhiên thông tin trên mới được loan đi gần đây.

Theo AsiaNews cho biết, thông tin trên được rất nhiều người chào đón, gồm những tín hữu của giáo phận và cả những người hành hương, có trong đó những người thuộc các tôn giáo khác.

Những người hành hương này đến từ khắp nơi trên đất nước, để cầu nguyện tại ngôi mộ của vị linh mục ở nhà thờ Tắc Sậy, thuộc giáo phận Cần Thơ.

Hội đồng Giám mục Việt Nam đã và đang thúc đẩy tiến trình điều tra tuyên thánh, sau khi đưa ra đề xuất này trong cuộc họp thường niên đầu năm 2012, được tổ chức từ ngày 9 – 13/4, tại Giáo Phận Xuân Lộc.

Được biết cha Trương Bửu Diệp “là một vị linh mục thánh thiện, luôn luôn lo lắng về tương lai của Giáo Hội và thúc giục các tín hữu dấn thân sâu hơn cho đạo của mình.”

Bất cứ nơi nào ngài đến, “ngài đều dựng nơi thờ phượng và nhà ở cho các tín hữu. Ngài đã sống và đã chết cho họ.”

Cha Diệp sinh năm 1897 tại một ngôi làng ở phía tây nam Việt Nam, thuộc tỉnh An Giang.

Vào thời điểm đó, đây là khu vực thuộc Hạt Đại diện tông tòa của giáo phận Phnom Penh. Sau thời gian học Đại chủng viện ở đây, ngài được thụ phong linh mục tại thủ đô Campuchia vào năm 1924.

Từ năm 1930, ngài coi giáo xứ Tắc Sậy cho đến khi qua đời vì chịu tử đạo. Khi Việt Minh đến khu vực này, nhiều linh mục đã quyết định ra đi, tuy nhiên ngài đã chọn ở lại với các tín hữu. Ngài bị bắt ngày 12/3/1946 cùng với 60 giáo dân. Ngài chịu hy sinh để họ được trả tự do.

Switch mode views: