Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhìn lại đống rác lịch sử “đánh Mỹ cứu nước” của CSVN


vn linh2


        Ngày nay qua những khai quật của lịch sử trong núi kho tàng dữ liệu từ Pháp, Mỹ tới khối đệ tam cộng sản quốc tế và VNCH, cho thấy những “chiến thắng” của Lê Duẩn, Võ nguyên Giáp, Văn tiến Dũng.. tại miền Nam trong suốt 20 năm đối mặt với QLVNCH, thật ra cũng không có gì là vĩ đại như đảng tuyên truyền. Những trận Ấp Bắc, Ðầm Dơi, Hiệp Hoà, Suối Ðá,An Lão, Bình Giã.. cho tới cuộc đại chiến hồi Tết Mậu Thân (1968), những trận đánh long trời trên đất Cao Miên, Hạ Lào, rồi Vũng Rô, Ba Gia, Phụng Dư, Ðồng Xoài, Ðức Cơ, Bố Ðức,Cồn Tiên, Làng Vây, Cô Tô, Trí Pháp.. và mùa hè đỏ lửa 1972 cho đến hồi gần kết cuộc tại Dục Mỹ, Phan Rang, PhanThiết, Xuân Lộc, Biên Hòa, Phước Tuy, Long An, Sài Gòn.. Mọi nơi, khắp chốn, từ trong núi cho tới thị thành, lúc nào VC cũng lơi dụng thời gian hưu chiến để đánh lén, hồi nào cũng biển người, khi nào cũng có hỏa lực hùng hậu đưọc viện trợ hay mua chịu trả sau từ Nga, Tàu, Ðông Âu, Ðông Ðức... nhưng đâu có lần nào thây không phơi xác đầy bãi, đánh nhanh, rút vội quay về rừng, bỏ lại xác đồng chí đồng đội cho QLVNCH chôn cất ?!

        Và khi chiến thắng gần kề thì thảm kịch VN chính thức thành hình ngày 27-1-1973, qua cái gọi là ‘ hiệp định chấm dứt chiến tranh ‘sau 4 năm 9 tháng, Mỹ và khối CS quốc tế cò kè bán mua cái thân xác nhưọc tiểu VNCH. Rốt cục Mỹ rút bỏ VN bắt đầu từ thập niên 70 qua chương trình VN hoá chiến tranh. Nhưng điều làm cho cả thế giới ngạc nhiên và các chóp bu Hà Nôi hoảng sợ là không có Mỹ chiến đấu bên cạnh, Nam VN chẳng những không ‘ sụp đổ như Kissinger tiên đoán ‘, trái lại những năm 1970-1973, QLVNCH qua những Sĩ quan trung cấp phục vụ trong mọi quân binh chủng từ Nhảy Dù, TQLC, LLÐB,BÐQ, Thiết Kỵ, cho tới các Sư đoàn bộ binh 1, 2, 3, 5, 7, 9, 18, 21, 22, 23, 25 kể cả các đơn vị Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát Dã Chiến, Bình Ðịnh Xây Dựng Nông Thôn.. luôn cả Nhân Dân Tự Vệ.. đưọc các nhà quân sử xếp loại Lính thiện chiến nhất thế giới.

        Thật vậy, có là lính chiến đấu ngoài mặt trận, mới cảm nhận được lòng hy sinh vô bờ bến cùng với sự can đãm phi thường của QLVNCH trong các mặt trận long trời lở đất tại An Lộc, Kon Tum, Quãng Trị, Bình Ðịnh, Thưọng Ðức, Sa Huỳnh, Tống Lê Chân, Xuân Lộc và những ngày hấp hối tại Phan Thiết,Tây Ninh, Củ Chi, Long An, Biên Hoà, Sài Gòn.. Sự chiến đấu dũng mảnh của những người lính lãnh một năm lương, không bằng một trận cười, tiệc vui hay đêm dạ vũ của các me tây, vợ Mỷ, gái điếm... Trong đỉnh cao thời thương này, đã có không ít người vừa sống ký sinh gửi mạng cho lính bảo vệ, lại vừa ăn cơm ta, mang lon quân đội, sử dụng công xa chính phủ nhưng thờ ma Hồ hay như thị Bình khoe là theo VC từ lúc còn ở trong đền thờ ông ngoại là Phan chu Trinh tại Ða Kao, Sài Gòn.

        Hiệp định Paris 1973 là vết dao trí mạng của Kissinger đâm đúng hồng tim của VNCH, khi Mỹ và CS quốc tế hiệp đồng, hợp thức hoá sự có mặt của bộ đội Bắc Việt trên lãnh thổ miền Nam, cắt và ngưng viện trợ cho QLVNCH như đã từng ký hứa để tháo chạy trong danh dự trên nóc nhà trong đêm tối qua sự bảo vệ của QLVNCH còn đang chiến đấu dưới đất. Tóm lại người Mỹ chỉ vì theo đuổi chính sách tự trói, một giải pháp chính trị cho Ðông Dương nên đã tự tháo chạy và đóng kịch sa lầy.. Ngay cả trên bàn cờ chính trị CS đã thắng gì, dù có gây đưọc vài ba phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ, nhưng đây là sản phẩm của bọn đạo tặc truyền thông da trắng, chứ không phải công của VC. Sau này mới biết được, người Mỹ đã dự liệu trước sự vi phạm trắng trợn hiệp định 1973 và bản tuyên cáo của La Cell St. Cloud vào tháng 6/1973 của Bắc Việt, nên đã căn cứ vào ‘ giấy trắng mực đen ‘ để có lý do và công pháp quốc tế, từ chối viện trợ tái thiết cả chục tỷ đô la, đồng thời được quyền pháp định theo Liên Hiệp Quốc, phong tỏa kinh tế và cấm vận VC dài hạn cho tới đầu năm 1990 mới hủy bỏ.

        Nên cuộc chiến Ðông Dường lần thứ ba 1955-1975, dù cho có gọi bằng thứ danh từ gì chăng nửa như chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh giải phóng dân tộc, nội chiến Nam-Bắc.. thì tựu trung cũng là Bắc Việt xâm lăng VNCH. Cái đa dạng và phức tạp từ trong định nghĩa ra tới thực chất, đều thoát thai qua lớp hỏa mù tuyên truyền và đống núi tài liệu tả bánh lù , đối chọi tréo cẳng ngổng làm cho lớp trẻ trong và ngoài nước, cũng như những kẻ bàng quang hôm trước, hôm qua cho tới bây giờ, vẫn không biết đâu mà mò. Ðây cũng là cơ hội để những người có trách nhiệm, hoặc vô tình hay cố ý, ở ngoài hay thực sự có mặt trong cuộc chiến, đổ hết tội lỗi vào Chính Phủ VNCH, bằng tội danh Tham Nhũng, Bất Tài, Bè Phái, Ðộc Tài, Quân Phiệt.. Trong lúc đó, thật sự những người này cũng có mắt tại hiện trường và cũng có trách nhiệm nhưng đã không làm gì hết.

        Rồi ba mươi bốn năm sau, chính những người này hay lớp trẻ, lớp mới, gần như không làm được gì để giúp giải quyết tình trạng thảm thê của đồng bào đang sống trong địa ngục đó. Buồn hơn họ lại quay vào chửi bới moi móc VNCH, chà đạp ‘ Lá Cờ Vàng ba Sọc Ðỏ của Quốc Dân VN ‘ tới độ vẽ trong bồn rữa chân.. Thì ra suốt mấy chục năm qua, CSVN tìm đủ trăm phương ngàn kế, tận dụng hết tất cả thủ đoạn, xô lệnh sơn hà, gây cảnh máu sông, xương núi, để làm chủ cho đưọc VN. Cuối cùng đem hết giang sơn cẩm tú và sinh mệnh của dân tộc Việt bán nhượng cho giặc Tàu phương Bắc, là kẻ thù truyền tiếp của giòng giống Lạc Hồng.

        Ðất nước xơ xác tiêu điều vì tập đoàn lảnh đạo đảng tham nhũng từ trên xuống dưới. Dân chúng từ nông thôn tới thành thị đói khổ lâm than bởi nạn cướp bóc của công an cán bộ và thiên tai bảo lụt nhưng trên hết là nạn hải tặc Trung Cộng đang hoành hành tác quái cướp của giết hại ngư dân khắp biển Ðông. Tất cả im re lặng ngắt, coi đó là chuyện nhỏ .. Tất cả những bí mật vừa kể trên, là một trong nhiều nguyên nhân đưa tới sự sụp đổ của VNCH chỉ trong 55 ngày đêm tháo chạy, dẫn tới sự mất nước vào tay Tàu đỏ ngày nay.

        * Tất cả đều là đảng ta đó:

        Trong cuốn ‘Ðại thắng mùa xuân’ , Văn tiến Dũng đã nói một cách huỵt toẹt là nhiều người có liên quan tới cuộc chiến VN, vào những giờ phút cuối cùng từ Tổng thống Pháp Giscard d’Estaing, Ðại sứ Pháp tại VNCH Mérillon, Ðại sứ Mỹ Martin, cho tới TT Dương văn Minh cùng với nhóm thân cộng Chân Tín, Lý quý Chung, Dương văn Ba, Châu tâm Luân... đều bị cọng sản gạt một cách cay cú về chuyện hòa đàm. Nhưng chính sự lưu manh xão trá này, đã khiến cho cọng sản Hà Nội sau ngày 30-4-1975, phải trả một giá đích đáng, là không còn ai tin nữa. Câu tục ngữ dân gian ‘ nói láo như vẹm ‘ đã phát xuất từ đó.

        Trong lúc TT Dương văn Minh và nội các của ông đặt hết tin tưởng vào thiện chí ‘ hòa bình ‘ của Bắc Việt, thì theo lời Trần văn Trà viết trong KTNN số 34 năm 1990, lúc 24 giờ ngày 29-4-1975, đưọc Lê Duẩn chọn làm giờ G cho 5 quân đoàn Bắc Việt, từ 5 hướng tổng tấn công vào Sài Gòn. Ðây cũng là thời gian để cán bộ nằm vùng lộ mặt, xách động dân chúng nổi dậy diệt chính quyền. Lúc này Mỹ cũng đã kết thúc cuộc di tản theo kế hoạch Frequent Wind và mờ sáng ngày 30-4-1975, đại sứ cũng bay tới soái hạm Blue Ridge của hạm đội 7, sau đó là toán TQLC, kết thúc sự hiện diện của người Mỹ tại VN từ 1954.

        Từ sau hiệp định ngưng bắn Ba Lê đưọc thi hành năm 1973, Trần văn Danh chỉ huy trưởng quân báo Bắc Việt, kiêm phó tham mưu trưởng Miền coi về tình báo chiến lược, đặc công và biệt động, được cài trong phái đoàn bốn bên, công khai ngồi chình ình nơi phòng có gắn máy lạnh tại trại David, Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Nhờ đặc quyền, đặc sũng này mà Danh đã thu nhập đưọc gần như tất cả bí mật trong ngoài của VNCH.

        Danh được lệnh vào Nam qua ngã đường mòn HCM, từ tháng 12/1960 ngay khi MTGPMN được Hà Nội thành lập, hợp tác vói Mười Cúc Nguyễn văn Linh đang nằm vùng tại đây. Rồi Ban quân sự Miền của Bắc Việt đưọc thành lập do Trần văn Quang chỉ huy, Danh phụ trách tình báo, đặc công. Theo Danh thú nhận, thời gian từ 1955-1963 hầu hết các cơ sở nằm vùng của cọng sản tại miền Nam gần như bị tiêu diệt và thất bại nặng nề. Số lớn còn sống hoặc ra chiêu hồi hay bị bắt cầm tù. Nhân dịp này, miền Bắc đã đem cán bộ cộng gộc vào làm tình báo và bọn này đã nằm vùng khắp các cơ quan đầu nảo từ Tòa đại sứ Mỹ cho tới dinh độc lập, bộ, nha, sở.. tới các tỉnh, thị như trường hợp Ðinh Văn Ðệ tại Bình Thận.

        Theo Danh, trước khi tổng tấn công miền Nam năm 1975, Lê Duẩn chơi trước ván cờ thấu cáy bằng cách đánh Phước Long và các vùng lân cận do Danh (Ba Trần), Năm Thạch (Hoàng Cầm) và Năm Ngà (Nguyễn minh Châu) chỉ huy. Chiến dịch Phước Long để Hà Nội chắc chắn là Mỹ đã thật sự phủi tay, không can thiệp vào miền Nam, vì vậy Trung ương đảng mới quyết định công khai xé bỏ hiệp ưóc, đánh chiếm VNCH.

        Giữa lúc trong dinh độc lập mê mãi chuyện thay ngựa, đổi vua để đưọc VC chấm cho hòa hợp, hòa giải trong chính quyền liên hiệp cuội, thì Danh cho biết ngay ngày 24-4-1975, quân ủy miền Bắc đã ra lệnh chiếm Sài Gòn do Văn tiến Dũng, Phạm Hùng chỉ huy đầu nảo cùng với Trần văn Trà, Lê trọng Tấn, Lê Ðức Anh, Ðinh Ðức Thiện coi các lộ quân. Danh lo tình báo, Mười Cúc phụ trách sư đòan 304 nằm vùng và Võ văn Kiệt chuẩn bị ngựa xe, trà nước và người phe ta, chầu đón giặc bắc vào thành. Danh đưọc Phạm Hùng phong tướng ngay đêm miền nam sụp đổ.

        * Từ đường mòn HCM tới địa đạo Củ Chi : Những huyền thoại đã cháy sau tháng 5/1975:

        Ðọc trường thiên ký sự ‘ Ðưòng đi không tới ‘ của Xuân Vũ và những năm gót lính lội rừng, mới thấm thía đưọc sự tàn khốc của chiến tranh. Trường Sơn trong suốt cuộc chiến là mồ chôn hằng vạn tử sỉ của cả hai phía. Những địa danh như đồi không tên, dốc pháo cụt, sông A Vương, Lũng Giằng, Khe Sanh, Dakto, A Shau, Ia-Drang, Pleime, Ðức Cơ.. ra tới tận miền bắc, càng lúc trở nên khốc liệt khi chính thức là con đường chiến lược tải người và quân dụng vào xâm lăng miền Nam.

        Tháng 11-1997, Võ nguyên Giáp nhắc lại đường Trường Sơn 559 do Ðinh đức Thiện và Ðồng sĩ Nguyên chỉ huy, nối Bắc bộ phủ đến tận các chiến trường “Nam ruột thịt”, có kèm theo ống dẫn xăng dầu, dùng cho cơ giới và đoàn vận tải xuyên sơn. Theo Nguyên, bắt đầu chỉ huy binh đoàn 559 từ tháng 12-1966 với 750 xe vận tải, bốn binh trạm có nhiệm vụ chuyển tải người, quân dụng vào Nam. Một phần đường mòn chạy trên đất Lào và Kampuchia mà Hà Nội bảo là họ cho phép.

        Ðường chính thức ra đời vào ngày 19-5-1959 do công lao phác họa của Võ Bẩm, trải qua ba giai đoạn đường bộ, gùi thồ và xa lộ đất từ năm 1964 bằng xe cộ. Từ năm 1971, đường đưọc mở rộng đồng thời với tuyến biển 759 nhưng hoạt động kém hiệu quả vì lực lưọng Hải quân/QLVNCH quá hùng hậu. Binh đoàn 559 có quân số trên 120.000 người, gồm 10.000 thanh niên xung phong, 1 sư đoàn cao xạ phòng không tăng phái và tám sư đoàn chiến đấu vận tải.

        Sau ngày ký hiệp định 1973, Hà Nội bỏ binh trạm và đưa quân thẳng vào Nam một cách công khai mỗi lần từ sư đoàn lên tới quân đoàn, kể cả cơ giới, pháo, tăng chỉ mất 12 ngày, thay vì 4 tháng như trước. Hai sư doàn quân xa dọc ngang xuôi ngược hết đông qua tây Trường Sơn , trước sự bất lực của VNCH vì không có hỏa lực để bắn hạ, còn Mỹ thì phủi tay khi ôm hết tù binh và cốt lính về nước. Tóm lại trong suốt cuộc chiến, Trường Sơn là bãi chiến trường đẳm máu nhất từ năm 1965 trở về sau. Nhưng hy sinh máu xương để được gì cho đất nước? hay chỉ là sự tưởng tiếc của những kẻ mắn may sống sót, những cô gái Trường Sơn mõi ngóng các chàng lính của cả hai bên, cho tới ngày tuổi xuân tháp cánh mà bóng ai vẫn biền biệt theo cái huyền thoại Trường Sơn đã chết héo trong tâm khảm của đồng bào sơn cước bị cướp bốc, khinh rẻ từ lúc có hòa bình.

        Mấy lúc gần đây thấy đảng quảng cáo rầm rộ về cái địa đạo Củ Chi dài tới 250 km, mà bẽ bàng, dù sao cũng đã ăn ngủ với Củ Chi hơn năm, khi Trung đòn 43 biệt lập tăng phái hành quân cho tỉnh Hậu Nghĩa, mà tiểu đoàn 1/43 lại đóng thường xuyên ở thành đồng vách cát, gần như không sót một chổ nào.

        Trước tháng 4/1975, quận Củ Chi mười lăm xã Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Ðức, TRung Lập, Phú Hòa Ðông, Tân Thạnh Ðông, Trung An, Phước Vĩnh Ninh, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Tân Phú Trung và Tân Thông Hội, lính 43 không bỏ sót một chốn nào, nhưng đâu thấy địa đạo.

        Củ Chi nằm sát nách Sài Gòn, trên lãnh thổ có rất nhiều đường giao thông ngang dọc như quốc lộ 1, tỉnh lộ 15 chạy cặp sông Sài Gòn, tỉnh lộ 7A và 8A nối liền Bầu Trai, tỉnh lỵ Hậu Nghiã, qua Củ Chi, thông với Thủ Dầu Một. Suót cuộc chiến, Củ Chi là giao điểm của tất cả hỏa lực của VNCH và Hoa Kỳ nhắm vào từ Sư doàn 25 HK, tới SD5,25 VNCH.. vậy làm sao mà Củ Chi có thể trở thành địa đạo dài tới 250 km?

        Ðịa đạo Củ Chi như lời giải thích của các bô lảo trong vùng, được thành hình vào thời gian khi chính phủ VNCH tiếp thu từ năm 1955, do các cựu kháng chiến Việt Minh, không đi tập kết mà cũng chẳng về tề đào để phòng thân, cho nên xã nào cũng có. Sau đó tình hình khả quan, số lớn ra hợp tác với chính quyền hoặc trở thành người dân thường nên hầm thành hoang phế.

        Từ năm 1959 về sau Hà Nội lại gây chiến, lập mặt trận GPMN đóng đô trong địa bàn quanh quẩn Tây Ninh, Hậu Nghĩa sát Củ Chi. Thế là du kích tìm các hầm hố, địa đạo cũ moi dất để làm chổ trốn khi bị săn đuổi. Vì Củ Chi mưa nhiều, đất sốt, nên hầm hố sau một mùa mưa rừng là xập nếu không tu bổ, trong hầm là hang ổ của các loại rắn, bò cạp, rít, chuột.. nên không mấy ai thích vào, trừ phi giây phút tử thần réo gọi. Số du kích, cán bộ bị rắn rít, bò cạp hạ sát, cũng không thua số thưong vong bom đạn là mấy. Ðó là mặt thật của địa đạo 250 km trong tưởng tượng.

        Ðịa đạo Củ Chi qua cuộc chiến thường được nhắc tới bằng các tên làng xóm quanh vùng như Hố Bò, Bến Ðình, Bến Dưọc.. một vùng đồn điền cao su, giữa các mật khu nổi tiếng như Bời Lời, Trảng Bàng, Dương minh Châu, Tam giác Sắt. Mật khu Hố Bò, Củ Chi được Hà Nội gọi là Phân khu Sài Gòn-Chợ Lớn giao cho Mười Cúc và Võ văn Kiệt cai quản, có Trung đoàn 1012 (Thủ đô) và 2 Tiểu đoàn Quyết Thắng 1,2 nhưng gần như chết hết qua nhiều lần đụng độ triền miên với Hoa Kỳ và SD25/VNCH. Từ sau Tết Mậu Thân 1968, quân số các đơn vị trên được bổ sung từ miền Bắc vào.

        Củ Chi tê liệt từ khi SD 25 Mỹ vào đóng tại Ðồng Dù, sau đó là SD 101 Không Vận Hoa Kỳ, thường dùng chiến dịch trực thăng bay vào tận ổ, nên sau này cán gộc cở Cúc, Kiệt thường ở dưới hầm cho chắc mạng. Ngoài ra ta còn mở CHIẾN DỊCH ROM-PLOW ỦI XẬP ÐỊA ÐẠO CỦ CHI, sử dụng 12 chiếc xe ủi đất loại lớn, đưọc tướng Wayan, có vấn trưởng của Ðại Tướng Ðổ cao Trí tư lệnh QÐ3 lúc đó, biệt phái cho TK/Hậu Nghĩa.

        Chiến dịch ủi quang khu Hố Bò, Củ Chi làm Hà Nội điên tiết . Ðể bảo đảm doàn xe cơ giới trong lúc khai quang, một thiết đoàn gồm M48 và M113 của Hoa Kỳ yểm trợ, bảo vệ an ninh, xe ủi đưọc bọc bằng lưới chông B40 và bao cát, nên đã hoàn thành nhanh chóng công tác sau 15 ngày làm việc, địa đạo Củ Chi đã biến thành một vùng đất rộng thoáng quang, hầm xập người cũng biến mất. Hết Hố Bò tới Bời Lời, sau đó là đường Trảng Mít, Dầu Tiếng cuối cùng tới các căn cứ lõm của du kích ấp xã trong các quận Củ Chi, Trảng Bàng, Ðức Hòa, Ðức Huệ.. Tình hình an ninh đưọc vãn hồi, huyền thoại địa đạo Củ Chi chỉ còn trong các sách giáo khoa và tài liệu tuyên truyền của đảng mà thôi.

        Tóm lại địa đạo Củ Chi, Hố Bò, Bời Lòi đã bị đoàn cơ giới Hoa Kỳ hủy diệt năm 1970 như bình địa. Hầu hết cán bộ cán binh vưọt trốn qua đất Miên. Vậy mà vẫn có người tin, điều này làm cho thế giới phải nể sợ sự nói láo không ngượng của CSVN khi mà mọi bí mật của lịch sử và chân tướng của đảng đã bị bật mí và lộ diện.

        Như Lê Ðức Thọ đã tuyên bố ngày 1-5-1975 “cái gì là Mặt Trận GPMN tất cả đều là đảng ta đó”. Nên việc CSVN rục rịch chống Tàu nói là để bảo vệ ngư dân và chủ quyền QG hay gì gì đó, thì cuối cùng cũng ‘ là phe ta cả ‘ nên làm sao mà đánh cho được ? Nhìn lại đống rác lịch sử cận đại do CSVN dàn dựng vẽ với, trong đó có chuyện dài “đánh Mỹ cứu nước XHCN” mà thêm đau lòng thương cảm cho thanh niên nam nữ đất Bắc, đã hy sinh oan uổng làm tôi mọi cho bọn chóp bu Hà Nội. Rốt cục vẫn sống kiếp nô lệ tồi tàn còn thua thời Pháp thuộc.

        Sao bằng Nam Việt Nam đã đánh một trận để đời. Nay dù có tan hàng rã ngũ vẫn ngẩng cao mặt với thế giới vì đã hoàn thành bổn phận cứu nước giúp dân, danh thơm muôn thuở.

        Cám ơn các Anh : Người Lính VNCH !

        Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
        Mường Giang

Switch mode views: