Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tranh chấp đất đai ở Miến Điện: một cảnh sát chết, hàng chục người bị thương

Myanmar Maubin  tranhchapdat


Nông dân Miến Điện tập hợp biểu tình đòi chính quyền địa phương trả lại đất đai (irrawaddy.org)


 

Hôm nay, 27/2/2013, AFP dẫn nguồn tin của chính quyền và người dân địa phương cho biết một vụ xô xát bạo lực bắt nguồn từ việc trưng thu đất đai trong vùng châu thổ sông Irrawady, phía nam Miến Điện, đã làm một cảnh sát bị thiệt mạng và hàng chục nông dân cũng như lực lượng giữ gìn trật tự bị thương.

Vụ xung đột xảy ra tối hôm qua tại huyện Maubin, khi 300 nông dân đòi chính quyền trả lại cho họ 200 héc ta đất bị tập đoàn quân sự trưng thu sau đó đem bán lại cho một tập đoàn tư nhân từ hồi năm 1996. Dường như, nhiều cuộc biểu tình đòi đất tương tự đã được tổ chức trong thời gian qua tại các địa phương ở Miến Điện.

Các tranh chấp đất đai cũng đã được Quốc hội Miến Điện quan tâm điều tra.
Tuy nhiên, các vụ xung đột vẫn nổ ra và có chiều hướng ngày càng dữ dội. Trong vụ việc xảy ra ngày hôm qua tại Maubin, viên cảnh sát đã bị đâm chết bằng dao.
Một quan chức cảnh sát giải thích, lực lượng giữ gìn trật tự đã cố gắng kiềm chế để không làm dân bị thương và cảnh sát chỉ bắn chỉ thiên. Chính vì thế mới có nhiều cảnh sát bị thương trong vụ này.

Trong khi đó, theo những người nông dân biểu tình thì có 14 dân thương bị thương trong đó ba người bị trúng đạn khi lực lượng cảnh sát can thiệp.
 Một người dân tên là Tun Naing cho AFP biết : « Cảnh sát đã nổ súng ít nhất một trăm lần. Chúng tôi không nghĩ họ lại ác như thế ».

Theo nhân chứng này, dân làng chỉ đòi lại phần đất đã bán cho tập đoàn tư nhân nhưng vẫn để hoang từ đó đến nay. Người biểu tình cho biết họ sẽ còn tiếp tục đấu tranh đến khi đòi được đất.

Dưới thời tập đoàn quân sự, việc trưng thu đất đai của dân là việc làm diễn ra thường xuyên.
Đất đai bị chính quyền trưng thu thường được đem bán lại cho các tập đoàn tư nhân có quan hệ thân cận với quân đội, trong số này có cả những công ty thuộc đối tượng trừng phạt của cộng đồng quốc tế.



Switch mode views: