Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Biển Đông : Manila cấm nước ngoài thăm dò một khu vực bị tranh chấp chủ quyền

philippines- tranh chap

Ảnh chụp ngày 06/05/2017 một tàu tuần duyên Philippines đang hoạt động tại vùng biển Benham Rise, ngoài khơi đảo Luzon, Philippines
Handout/ DA-AFID/AFP

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra lệnh cấm « tất cả » người ngoại quốc thực hiện khảo sát khoa học tại một vùng biển rộng lớn ở ngoài khơi đảo Luzon nơi mà Bắc Kinh vừa tiến hành một hải vụ nghiên cứu.
 Quyết định này được loan báo hôm thứ Ba 06/02/2018.

Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên phủ tổng thống Harry Roque cho biết từ nay « chỉ có người Philippines mới được quyền khảo sát, thăm dò khoa học và khai thác tài nguyên ở khu vực được gọi là Philippines Rise ».

Theo AFP, đây là một vùng biển rộng 13 triệu hecta, giàu tài nguyên thiên nhiên, nằm cách đảo Luzon, đảo lớn nhất của Philippines, 250 km.
Từ năm 2012, khu vực này được Liên Hiệp Quốc công nhận là thuộc đặc quyền kinh tế của Manila trong bối cảnh bị Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền.

Quyết định của tổng thống Duterte khá bất ngờ vì cách nay ba tuần, Philippines còn cho phép Trung Quốc thực hiện một hải vụ khoa học trong vùng tranh chấp này. Theo lệnh mới của tổng thống Philippines, chuyến thăm dò của Trung Quốc nói trên là « chuyến cuối cùng ».

Tất cả giấy phép đã cấp cho các nước khác, kể cả 26 giấy phép đã cấp cho các tổ chức khoa học Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đều bị thu hồi.
Bộ trưởng Nông Nghiệp Emmanuel Pinol cho biết thêm : Hải quân được lệnh « truy đuổi » mọi tàu nước ngoài lai vãng đến khu vực để đánh cá hay khảo sát.

Không rõ có phải do tình cờ hay không, cùng ngày, nhật báo độc lập Philippines Daily Inquirer công bố không ảnh, có lẽ do bộ Quốc Phòng cung cấp, cho thấy Trung Quốc « hầu như đã hoàn tất kế hoạch quân sự hóa Biển Đông » trong đó có các đảo đá trong vùng biển thuộc chủ quyền truyền thống của Philippines.

Các bức ảnh này một lần nữa nêu lên những nghi vấn về đường lối thỏa hiệp của tổng thống Duterte với Bắc Kinh.

Switch mode views: