Indonesia, con rồng mới của châu Á
- Thứ Ba, 12 tháng Hai năm 2013 00:26
- Tác Giả: Thanh Hà
Đánh cá ở bờ biển Trenggalek, phía đông đảo Java, 24/01/2013
REUTERS/Sigit Pamungkas
Đơn giản hơn Ấn Độ và chưa bị quá tải như Trung Quốc. Đấy là nhận xét của các doanh nhân quốc tế về Indonesia.
Với hơn 17 000 hòn đảo lớn nhỏ, trải dài trên 5 000 km, với ngót 250 triệu dân và một nhịp độ tăng trưởng kinh tế trung bình hơn 6 % một năm, Indonesia đang trở thành một con rồng mới của châu Á.
Từ nay đến năm 2050, tổng sản phẩm nội địa Indonesia vượt qua mặt GDP của Đức.
Với mật độ dân số cao vào bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia được ví như Brazil của châu Mỹ La Tinh, có nghĩa là một vùng đất thịnh vượng với một nền kinh tế đầy tiềm năng và rất năng động. Nhưng hơn hẳn Brazil, tỷ lệ tăng trưởng của quần đảo Nam Dương này cao gấp ba lần so với con rồng của châu Mỹ La Tinh.
Ba yếu tố giải thích vì sao Indonesia vừa được tặng danh hiệu là « con rồng của châu Á » : Thứ nhất, đời sống của người dân Indonesia được coi là khá cao. Một phần tư dân số có thu nhập trung bình hàng tháng là 330 đô la và có tới 50 triệu dân Indonesia có thu nhập hàng tháng từ 3 500 đến 5 000 đôla !
Indonesia được coi là có một tầng lớp trung lưu khá đông đảo và đây cũng là một nguồn tiêu thụ quý giá. Chẳng thế mà tháng 11 năm ngoái, tập đoàn mỹ phẩm Pháp, L’Oréal, đã quyết định đầu tư 100 triệu euro để xây dựng nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới của L’Oréal ngoại ô thủ đô Jakarta.
Hãng mỹ phẩm nổi tiếng của Pháp không chỉ nhắm tới khoảng 50 triệu người có thu nhập tương đối cao của Indonesia mà còn theo đuổi tham vọng sử dụng nguồn nhân công dồi dào của Indonesia để vươn ra thị trường toàn khu vực Đông Nam Á : 70 % khối lượng hàng mỹ phẩm sản xuất từ đây được dành để phục vụ các khách hàng Á châu.
Lợi thế thứ hai của Indonesia là sự ổn định về phương diện chính trị tại quần đảo lớn nhất thế giới này.
Kể từ khi chính quyền của nhà độc tài Suharto sụp đổ, Indonesia đã thực sự đi theo con đường dân chủ và đó là một yếu tố đủ vững chắc để các nhà đầu tư quốc tế an tâm bỏ vốn vào quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, nơi mà các cộng đồng tôn giáo chung sống hài hòa.
Bí quyết thành công thứ ba của Indonesia là quốc gia này ý thức được vị trí địa chiến lược của mình đề nhanh chóng hội nhập vào một khu vực kinh tế năng động nhất thế giới.
Indonesia nằm trên con đường giao thông hàng hải nối liền Ấn Độ với Viễn Đông. Đây lại cũng là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên (dàu hỏa khí đốt), và Indonesia có truyền thống giao thương với thế giới bên ngoài từ từ 500 năm qua.
Một con rồng giữa Ấn Độ và Trung Quốc
So với hai ông khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, thì Indonesia còn rất khiêm tốn về đủ cả mọi mặt (dân số, trong lượng kinh tế, kim ngạch mậu dịch …) Nhưng trong mắt các doanh nhân quốc tế, Indonesia lại có những ưu điểm khác : Phần lớn các hoạt động kinh tế tại quần đảo Nam Dương đều do cộng đồng người Indonesia gốc Hoa nắm giữ và nhờ đó mà mạng lưới kinh doanh của Indonesia mở rộng tới những vùng đất thịnh vượng khác của khu vực Đông Nam Á như Hồng Kông hay Singapore.
So với hai thị trường đông dân nhất nhì trên thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, thì Indonesia hãy còn là một vùng đất mới, chưa bị quá tải như Trung Quốc và không đến nỗi quá phức tạp như Ấn Độ.
Indonesia hãy còn cần được trang bị thêm về hạ tầng cơ sở, đây cũng lại là nơi mà người dân có tiềm năng tiêu thụ cao : Chỉ hai yếu tố ấy đủ để Indonesia được tất cả các công ty đa quốc gia trên thế giới nhòm ngó.
Năm 2011, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia lên tới 19 tỷ đô la, tăng 37 % so với năm 2010.
Nhật Bản và Hàn Quốc đứng đầu trong số các nhà đầu tư vào Indonesia.
Châu Âu tuy chậm bước nhưng đang tăng tốc để chen chân vào thị trường với gần 250 triệu dân này.
Nhìn đến các tập đoàn tên tuổi của Pháp hiện diện tại Indonesia phải kể đến Alstom, Schneider, Total, Lafarge hay Danone và gần đây nhất là hãng mỹ phẩm L’Oréal.
Tuy nhiên con đường phát triển để trở thành con rồng tại châu Á của Indonesia cũng còn vấp phải một vài trở ngại : một là nhiều doanh nhân đến đây hoạt động vẫn còn lo ngại trước tầm ảnh hưởng và trọng lượng kinh tế còn rất lớn của quân đội Indonesia.
Hai là hệ thống hành chính của Indonesia còn rườm rà và ba là nạn tham nhũng : Trong bảng xếp hạng của Transparency International 2012, Indonesia vừa bị sụt 18 hạng so với năm 2011, rơi xuống hạng thứ 118 trên tổng số 176 quốc gia được đánh giá.
Tin mới
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-02-2013 - 16/02/2013 00:48
- Việt Nam không có mặt ở Hổ mang Vàng - 15/02/2013 05:11
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-02-2013 - 14/02/2013 21:32
- Mỹ hứa hành động «kiên quyết» sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân - 13/02/2013 19:09
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 13-02-2013 - 13/02/2013 18:41
- Mỹ bắt đầu chuyển quân bị ra khỏi Afghanistan - 12/02/2013 21:13
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-02-2013 - 12/02/2013 18:01
- Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba - 12/02/2013 17:18
- Đức Giáo Hoàng thoái vị, những điều gì sẽ xảy ra - 12/02/2013 03:06
- Quân nổi dậy chiếm được đập nước lớn nhất ở Syria - 12/02/2013 01:24
Các tin khác
- Điểm Báp Pháp Quốc Ngày 11-02-2013 - 11/02/2013 23:51
- Phản ứng khắp nơi về việc ĐGH Bênêđictô XVI tuyên bố từ chức ngôi vị Giáo Hoàng - 11/02/2013 22:58
- Tin đặc biệt: Lời tuyên bố thoái vị của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 - 11/02/2013 16:01
- Mỹ ước tính dầu khí Biển Ðông khác xa Trung Quốc - 11/02/2013 03:31
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 10-02-2013 - 11/02/2013 02:17
- Tết ba miền - 10/02/2013 01:38
- Bão tuyết bao trùm vùng New England - 09/02/2013 23:07
- Chính quyền Syria muốn đàm phán với đối lập - 09/02/2013 17:16
- Vụ radar Trung Quốc: Nhật đề nghị lập đường dây điện thoại quân sự - 09/02/2013 17:00
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 09-02-2013 - 09/02/2013 16:46