Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bình Nhưỡng đồng ý đàm phán để các gia đình ly tán gặp nhau

Banmondiem


Bàn Môn Điếm : Nơi sẽ diễn ra cuộc đàm phán sắp tới về đoàn tụ gia đình giữa hai miền. Trong ảnh, phía Hàn Quốc tiếp đoàn đại biểu Bắc Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm, ngày 09/06/2013.
REUTERS/Unification Ministry/Handout


Hôm nay 03/02/2014, Bộ Thống Nhất Hàn Quốc thống báo Bắc Triều Tiên đã chấp nhận các cuộc đàm phán chuẩn bị tổ chức các cuộc đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán ở hai miền trong chiến tranh Triều Tiên.

Theo thông báo, Bình Nhưỡng đã chấp thuận tham gia đàm phán với Seoul vào ngày thứ Tư (5/2) hoặc thứ Năm trong tuần tại Bàn Môn Điếm, khu làng nằm sát biên giới hai miền và là nơi ký hiệp định đình chiến năm 1953.

Phát ngôn viên bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Eui-Do ngay lập tức đã bày tỏ phấn khởi trước động thái của miền Bắc, đồng thời ông cho biết sẽ nhanh chóng bắt tay vào chuẩn bị để các cuộc đoàn tụ lần này được diễn ra suôn sẻ.

Tuần trước, phía Hàn Quốc đưa ra đề nghị tổ chức cuộc đoàn tụ cho khoảng một trăm người tại núi Kim Cương, bên phần đất miền Bắc.

Thời điểm cuộc gặp từ ngày 17 đến 21 tháng Hai. Từ nay đến đó hai bên cần phải gặp nhau để bàn bạc tổ chức cuộc đoàn tụ.

Hồi tháng 9 năm ngoái, lấy lý do Seoul có thái độ « thù địch » , Bình Nhưỡng đến phút chót đã hủy bỏ một cuộc đoàn tụ thân nhân các gia đình ly tán ở hai miền đã được chuẩn bị hàng tháng trời trước đó.

Lần gặp tới đây nếu diễn ra sẽ là cuộc đoàn tụ đầu tiên từ 3 năm nay.

Từ năm 2000, dưới sự bảo trợ của Hội chữ thập đỏ, hai miền bắt đầu cho tổ chức các cuộc gặp gỡ thân nhân gia đình bị ly tán do chiến tranh.
Họ được gặp lại nhau trong vài ngày sau hàng chục năm xa cách rồi lại phải chia tay về hai miền mà không thể liên lạc với nhau bằng bất kỳ hình thức nào.

Hiện tại vẫn còn khoảng 71 nghìn người mà một nửa trong số họ đã ở tuổi ngoài 80 vẫn đang mong đợi một lần được gặp lại thân nhân lưu lạc từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền năm 1953.

Switch mode views: