Châu Âu: Hồ sơ nhập cư và Brexit vẫn gây chia rẽ ở thượng đỉnh Salzbourg
- Thứ Năm, 20 tháng Chín năm 2018 20:47
- Tác Giả: Mai Vân
Cuộc gặp không chính thức giữa lãnh đạo các nước Liên Hiệp Châu Âu tại Salzburg, Áo, ngày 20/09/2018
REUTERS/Lisi Niesner
Cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của Liên Hiệp Châu Âu tại Salzbourg (Áo), hôm nay 20/09/2018 bước sang ngày thứ hai và ngày cuối cùng.
Nguyên thủ nhà nước và lãnh đạo chính phủ 28 nước tập trung trên hai vấn đề nhập cư và Brexit.
Bất đồng vẫn còn nhiều, và bữa ăn tối làm việc hôm qua đã rất căng thẳng.
Trên vấn đề di dân nhập cư, việc nâng quân số lượng lực lượng biên phòng Frontex từ 1500 lên 10.000 vào năm 2020 đang gặp sự chống đối của một số quốc gia như Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp.
Trên hồ sơ Brexit, thủ tướng Anh Theresa May đã thúc giục 27 nước còn lại trong Liên Hiệp là phải tỏ ra mềm dẻo hơn, nhưng không đưa thêm đề nghị nào.
Phía châu Âu thì tiếp tục muốn duy trì Bắc Ai Len trong Liên Minh Thuế Quan, điều mà Luân Đôn cực lực phản đối, vì đó có nghĩa là tái lập biên giới giữa Bắc Ai Len và Vương Quốc Anh.
Thông tín viên RFI, Isaure Hiace, tại Salzbourg cho biết thêm chi tiết :
Ngay cả những ý kiến tưởng chừng đã được đồng thuận thì nay lại không còn được nhất trí nữa. Như trường hợp của lực lượng biên phòng Frontex.
Ủy Ban Châu Âu đã đề nghị nâng số lượng lên 10.000 người từ đây đến năm 2020, để kiểm tra hữu hiệu hơn làn sóng di dân.
Nhưng Hungary đã chống lại biện pháp này, trong lúc Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý thì tỏ ra rất dè dặt.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, người cũng như Pháp vốn hết mình ủng hộ biện pháp đó, đã tỏ ý lấy làm tiếc về những bất đồng.
Một cuộc tranh cãi sóng gió khác đã bùng lên vào tối qua và cũng sẽ tiếp tục vào hôm nay, đó là Brexit.
Thủ tướng Anh Theresa May và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã đối đáp gay gắt vào hôm qua, nhất là trên vấn đề biên giới ở Ai Len, giữa Bắc Ai Len (thuộc Anh) và Cộng Hòa Ai Len.
Đây là điểm bất đồng quan trọng giữa Luân Đôn và Bruxelles.
Lãnh đạo 27 nước sẽ thảo luận vấn đề này vào buổi ăn trưa hôm nay, không có mặt thủ tướng Anh, và chuẩn y một cuộc họp đặc biệt về Brexit vào tháng 11 tới đây.
Tin mới
- Mỹ phạt một cơ quan quân sự Trung Quốc mua vũ khí của Nga - 21/09/2018 18:55
- Di dân : Trump "xúi" Tây Ban Nha xây tường biên giới cắt ngang sa mạc Sahara - 21/09/2018 18:36
- Brexit : Châu Âu cứng giọng với Anh - 21/09/2018 17:55
- Mỹ gây sức ép buộc các tập đoàn Đức ngưng làm ăn tại Iran - 21/09/2018 17:23
- Chủ tịch Cuba tiếp Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Bob Corker - 21/09/2018 17:13
- Hòa bình Syria : Matxcơva « lực bất tòng tâm » - 21/09/2018 17:04
- Thượng đỉnh Liên Triều 3 : Tổng thống Hàn Quốc táo bạo hay ngây thơ ? - 21/09/2018 00:08
- Mỹ tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán với Bắc Triều Tiên về phi hạt nhân hóa - 20/09/2018 23:42
- Mỹ-Philippines thảo luận về hồ sơ Biển Đông - 20/09/2018 22:48
- Cựu thủ tướng Malaysia ra tòa, bị cáo buộc biển thủ 681 triệu đô la - 20/09/2018 22:38
Các tin khác
- Vì sao Viktor Orban đặt dân Hungary trong nỗi sợ tứ bề thọ địch ? - 20/09/2018 20:35
- Phi cơ Nga bị bắn hạ ở Syria, Israel cử phái đoàn đến Matxcơva - 20/09/2018 15:52
- Ankara tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ - 20/09/2018 15:45
- Lãnh đạo Nam Bắc Triều Tiên viếng thăm đỉnh núi thiêng Paektu - 20/09/2018 15:35
- Tàu ngầm Nhật tập trận ở Biển Đông: Tokyo thách thức Bắc Kinh mạnh hơn - 19/09/2018 18:21
- Tòa Án Hình Sự Quốc Tế điều tra về hồ sơ Rohingya - 19/09/2018 18:14
- Mỹ buộc truyền thông Trung Quốc đăng ký như cơ quan nước ngoài - 19/09/2018 18:06
- Máy bay Nga bị bắn hạ tại Syria : Putin và Netanyahu đấu dịu - 19/09/2018 16:47
- Vì sao Nga bị cáo buộc « can thiệp » vào Macedonia ? - 19/09/2018 16:37
- Ba Lan sẵn sàng chi 2 tỉ đô la để có căn cứ quân sự Mỹ - 19/09/2018 16:28