Macron và Trump có ổn định được vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương ?
- Thứ Ba, 24 tháng Tư năm 2018 16:06
- Tác Giả: Thu Hằng
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron tại Washington, ngày 23/04/2018.
REUTERS/Joshua Roberts
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công du Mỹ với ba hồ sơ chính là thỏa thuận hạt nhân Iran, tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chính sách thương mại của chủ nhân Nhà Trắng.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, do Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, và cho dù không nằm trong chương trình nghị sự chuyến thăm, Pháp và Hoa Kỳ vẫn cần phải đẩy mạnh phối hợp chiến lược để làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực này.
Truyền thống bảo vệ hòa bình, tự do và phồn thịnh xuyên suốt Đại Tây Dương được Bắc Mỹ và châu Âu duy trì từ hơn 7 thập kỷ qua.
Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng duy trì cam kết mạnh mẽ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Không chỉ dừng ở những thông cáo ngoại giao, chính quyền của tổng thống Trump còn triển khai lực lượng quân sự hùng hậu, gồm hàng trăm tầu chiến, hơn 1.000 máy bay và vài chục nghìn quân nhân Mỹ trong khu vực.
Pháp cũng gắn bó chặt chẽ với vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vì có nhiều hải đảo, kiêm nhiệm vụ tiền đồn hải quân và không quân cùng với lực lượng vài nghìn quân nhân bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của Pháp.
Ngày 10/03/2018, tổng thống Macron còn khẳng định vai trò cường quốc hải quân Pháp trong vùng khi ký với thủ tướng Ấn Độ Modi một thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác.
Tuy nhiên, theo nhận định trên trang National Interest (24/04/2018) của hai chuyên gia Walter Lohman và Valérie Niquet, cho đến nay, cả Pháp và Mỹ chỉ hành động « độc lập », không đủ vững chắc để đảm bảo ổn định trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, dù có sự tham gia của Anh Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ hay một số đối tác khác.
Vì vậy, Pháp và Mỹ phải cải thiện sự phối hợp chiến lược, cũng như với mạng lưới đối tác và đồng minh vì thiếu phối hợp chiến lược sẽ dẫn đến thiếu niềm tin vào nhau.
Để làm được việc này, theo hai chuyên gia trên, tổng thống Trump và tổng thống Macron cần tập trung vào ba ưu tiên chính.
Thứ nhất, cả hai nước phải đưa ra được một thông điệp rõ ràng, kiên định về chính sách đối với Trung Quốc.
Châu Âu ghi nhận cam kết mạnh mẽ của Mỹ tại châu Á, nhưng đôi khi lại không phân biệt được Washington coi Bắc Kinh là thách thức đối với trật tự trong khu vực hay là một đối tác có chung chí hướng.
Nội bộ châu Âu cũng bị chia rẽ về Trung Quốc. Ví dụ mới nhất là về dự án Con đường tơ lụa mới, Paris tỏ ra quan ngại trong khi nhiều nước châu Âu lại coi đó là cơ hội kinh tế quan trọng.
Thứ hai, phương Tây phải phân biệt rõ hơn giữa bạn và thù. Do quan ngại về kiểu « đơn phương hành động » của chính quyền Trump, nhiều nước châu Âu đôi khi nhầm lẫn về sự khác biệt thực sự, cơ bản giữa Hoa Kỳ và các chế độ toàn trị, như Trung Quốc chẳng hạn.
Phải nhắc lại là các giá trị và thể chế của Mỹ rất vững chắc. Và nếu như các đồng minh phương Tây xem xét kỹ, không thiên vị, về các chính sách và hành động chính thức của chính quyền Trump tại châu Á, họ sẽ thấy là họ còn thiếu nhiều giá trị liên quan đến họ.
Hoa Kỳ cũng nên hiểu hơn về tác động toàn cầu do chính sách thương mại của họ gây ra.
Nếu có vấn đề Trung Quốc, thì Hoa Kỳ cần bàn với các đồng minh về cách xử lý, và không nên đơn phương hành động, tác động đến cả đồng minh và đối tác.
Biện pháp mạnh tay này chỉ có lợi cho chính sách gây chia rẽ của Trung Quốc mà thôi.
Cuối cùng, Pháp, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu khác có cùng quan điểm cần cam kết đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, ở cấp độ cao trong chiến lược vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, bởi vì cho đến nay, tuy các bên vẫn có sự phối hợp đáng kể nhưng ít khi đạt đến phản ứng ở cấp độ chính trị, trừ trường hợp nghiêm trọng như tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Hoa Kỳ và châu Âu có chung nhiều lợi ích và cũng chia sẻ nhiều giá trị.
Cả hai bên, cũng như vùng châu Á-Ấn Độ Dương, đều được hưởng lợi nếu cùng khai thác được mối quan hệ một cách chiến lược.
Nổi tiếng về tính cách « thực dụng » và suy nghĩ « không theo khuôn khổ », tổng thống Trump và tổng thống Macron có thể thúc đẩy quan hệ Mỹ-Pháp theo đúng hướng.
Tin mới
- Mỹ cấm vận vũ khí Nga: Đồng minh và đối tác châu Á bị vạ lây - 25/04/2018 16:58
- Dân Armenia lại biểu tình theo lời kêu gọi của thủ lãnh đối lập - 25/04/2018 16:48
- Pháp : Hội nghị quốc tế nhằm triệt nguồn tài chính của Daech và Al Qaida - 25/04/2018 16:39
- Sứ quán Philippines liều mình giải cứu đồng bào tại Koweit - 25/04/2018 16:29
- Xử lý rác thải hạt nhân : Câu hỏi đã có lời giải đáp ? - 25/04/2018 16:08
- Đi Pháp, mang về Mỹ trái táo, bị quan thuế phạt $500 - 25/04/2018 02:20
- Silicon Valley University bị đóng cửa vì là ‘lò bán văn bằng’ - 25/04/2018 02:11
- Nghi phạm giết người bằng xe tải ở Toronto ra tòa - 24/04/2018 21:04
- Xe buýt rớt cầu ở Bắc Hàn, 32 người Trung Quốc thiệt mạng - 24/04/2018 20:36
- Bình Nhưỡng đồng ý cho truyền hình trực tiếp một phần hội nghị thượng đỉnh - 24/04/2018 20:27
Các tin khác
- Trung Quốc lại tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông - 24/04/2018 14:31
- Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 : Năm điểm thảo luận tại Singapore - 24/04/2018 14:24
- Châu Âu và Liên Hiệp Quốc kêu gọi quyên góp cho Syria - 24/04/2018 14:18
- Hoàng Tử Anh William có thêm một con trai - 23/04/2018 22:44
- Kinh tế Mỹ thịnh vượng, quân đội khó tuyển được tân binh - 23/04/2018 22:34
- Biển Đông: Dự án bản đồ ‘‘đường 9 đoạn nối liền’’ của Trung Quốc - 23/04/2018 19:26
- Trục xuất người Việt tại Mỹ: Rắc rối pháp lý và ngoại giao - 23/04/2018 18:58
- Hàn Quốc tắt loa tuyên truyền dọc biên giới với Bắc Triều Tiên - 23/04/2018 18:39
- Trả lời Fox News, Macron « chinh phục » Trump - 23/04/2018 18:25
- Tại sao tổng thống Macron tặng cây sồi cho đồng nhiệm Trump? - 23/04/2018 16:44