Ấn Độ sẽ trang bị thêm 200 tàu chiến
- Thứ Sáu, 17 tháng Bảy năm 2015 14:26
- Tác Giả: Đức Tâm
Một tàu ngầm Ấn Độ neo đậu tại cảng quân sự Port Blair.
REUTERS/Sanjeev Miglani
Hải quân Ấn Độ vừa thông báo một kế hoạch đầy tham vọng : Bổ sung thêm 200 tàu chiến từ nay đến năm 2027.
Như vậy, New Delhi sẽ có số tàu chiến cao gấp đôi so với hiện nay là 137 tàu.
Đồng thời, các quan chức Hải quân Ấn Độ cũng khẳng định việc trang bị thêm 6 tàu ngầm và 3 máy bay vận tải quân sự, bổ sung cho ba trung tâm chỉ huy Hải quân của nước này.
Trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Ấn Độ, ngày hôm qua, 16/07/2015, Phó Đô đốc P Murugesan cho biết : « Chính phủ đã đồng ý cho dự án trang bị 6 tàu ngầm hạt nhân SSN hồi đầu năm nay ».
Thông thường, Ấn Độ ít nói về chủ đề này và từ chối bình luận về dự án phát triển tàu ngầm nguyên tử. Giờ đây, quan chức Hải quân nước này công khai khẳng định sự tồn tại của dự án.
Phó Đô đốc P.Murugesan nói là Ấn Độ đã bắt tay vào dự án, nhưng đòi hỏi có nhiều thời gian. Hải quân Ấn Độ có thể rút ngắn được thời gian.
Cho đến nay, loại dự án này thường phải mất khoảng 15 năm.
Hiện nay, mỗi năm, Ấn Độ có thể đóng được 4 – 5 tàu.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra là 200 tàu vào năm 2027, ngành đóng tàu Ấn Độ phải gia tăng gấp bội khả năng sản xuất.
Theo giới chuyên gia, có thể Ấn Độ sẽ phải mua tàu của nước ngoài để bổ sung cho lực lượng Hải quân. Ấn Độ vẫn là một trong những nước nhập khẩu tàu lớn nhất thế giới.
Trong quá khứ, Nga là nước bán vũ khí nhiều nhất cho Ấn Độ và trong tương lai có thể là đối tác quan trọng trong việc cung cấp tàu chiến cho nước này.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí sang Ấn Độ.
Theo giới quan sát, kế hoạch bổ sung tàu chiến, phát triển mạnh mẽ lực lượng hải quân của Ấn Độ nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng nhanh chi tiêu quân sự và có nhiều tham vọng.
Các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông làm cho nhiều nước Châu Á và các đồng minh phương Tây của họ lo ngại.
Do vậy, Ấn Độ ngày càng trở nên lo ngại vì có đường biên giới chung với Trung Quốc, có tranh chấp lãnh thổ và đã từng xung đột quân sự với nước láng giềng này.
Tin mới
- Tin tặc đột nhập bệnh viện UCLA, lấy cắp 4.5 triệu hồ sơ cá nhân - 18/07/2015 14:59
- Hy Lạp cải tổ nội các, loại những người chống cải cách - 18/07/2015 14:10
- Quân nhân phương Tây, mục tiêu tấn công mới của IS ? - 18/07/2015 14:02
- Brazil : Cựu Tổng thống Lula bị điều tra - 17/07/2015 23:46
- Một năm thảm họa MH17, Hà Lan, Úc và Ukraina tưởng niệm các nạn nhân - 17/07/2015 23:37
- Dân biểu Mỹ và đệ tử Pháp Luân Công: Bắc Kinh là « bạo chúa » - 17/07/2015 21:10
- Iran chờ đợi các nhà đầu tư nước ngoài sau khi bỏ cấm vận - 17/07/2015 15:23
- Iran : Thị trường lớn đang mở ra cho các hãng chế tạo máy bay - 17/07/2015 15:07
- Thủ tướng Nhật hủy dự án xây sân vận động mới cho Olympic 2020 - 17/07/2015 14:46
- Tư lệnh Hải quân Nhật : Nhật Bản có thể tuần tra Biển Đông - 17/07/2015 14:36
Các tin khác
- Thủ tướng Cam Bốt : Một số cột mốc biên giới với Việt Nam đặt sai vị trí - 17/07/2015 14:18
- Định mệnh xoắn lấy hai gia đình Ngô Đình Diệm và Võ Nguyên Giáp - 17/07/2015 00:25
- Giá xăng chỉ tăng cao ở California - 16/07/2015 19:40
- Hàn Quốc chấn động vì vụ tham ô trong bộ Quốc phòng - 16/07/2015 15:34
- Pakistan bắn rơi một máy bay dọ thám của Ấn Độ - 16/07/2015 15:25
- Pháp quảng bá du lịch «sống khỏa thân» - 16/07/2015 15:15
- Tổng thống Mỹ bảo vệ thỏa thuận hạt nhân với Iran - 16/07/2015 15:06
- Hạt nhân : Bắc Triều Tiên được kêu gọi theo gương Iran - 16/07/2015 14:42
- Miến Điện : Thách thức lớn trước bầu cử Quốc hội - 16/07/2015 14:02
- Nhật Bản: Hạ viện thông qua dự luật quốc phòng gây tranh cãi - 16/07/2015 13:50