Tổng thống Indonesia thị sát Natuna sau vụ tàu Trung Quốc xâm nhập
- Thứ Tư, 08 tháng Giêng năm 2020 19:45
- Tác Giả: Anh Vũ
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (G) cùng với Tư lệnh quân đội Gatot Nurmantyo (T) và Tư lệnh Không quân Agus Supriatna trong một cuộc tập trận trên đảo Natuna, Indonesia ngày 06/10/2016. REUTERS/Beawiharta/File Photo
Tiếp theo các phản ứng ngoại giao gay gắt về việc tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển trong quần đảo Natuna, chính quyền Jakarta có thêm động thái chính trị nhằm chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Tổng thống Joko Widodo đích thân tới thăm Natura ngày 08/01/2020.
Trước báo giới, tổng thống Indonesia tuyên bố : « Tôi đã nhiều lần nói rằng Natuna là thuộc chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi… Không có gì phải bàn luận, tôi hy vọng điều đó là rõ ràng ».
Chính phủ Jakarta hôm 08/01 thông báo vẫn còn một tàu hải cảnh của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Trước chuyến thị sát của tổng thống Joko Widodo, quân đội Indonesia hôm 06/01 thông báo đã triển khai 8 chiến hạm và 4 chiến đấu cơ tuần tra bảo vệ chủ quyền vùng quần đảo.
Hôm 30/12, bộ Ngoại Giao Indonesia tố cáo hàng chục tàu đánh cá Trung Quốc được hai tàu hải cảnh hộ tống xâm nhập đánh bắt cá trong vùng biển quanh quần đảo Natuna của Indonesia từ ngày 19/12.
Tuần trước, đại sứ Trung Quốc tại Jakarta đã được triệu mời lên bộ Ngoại Giao để tiếp thu phản đối chính thức về vụ việc tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển Indonesia.
Trước các phải ứng kiên quyết của Indonesia, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cố gắng giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của vụ việc, khẳng định « không hề có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ » giữa Bắc Kinh và Jakarta.
Trong cuộc họp báo ngày 08/01 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Cảnh Sảng tuyên bố Trung Quốc « sẵn sàng tiếp tục xử lý một cách đúng đắn các bất đồng với Indonesia » và « Trung Quốc, Indonesia vẫn luôn duy trì trao đổi thông tin qua kênh ngoại giao về vấn đề này ».
Indonesia không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông nhưng cho biết kiên quyết không dung thứ các hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước này.
Bản tin của AFP nhắc lại, Bắc Kinh vẫn luôn đòi chủ quyền gần hết vùng Biển Đông.
Tại đó, họ đã cho xây dựng nhiều cơ sở quân sự và xây đắp đảo nhân tạo, đánh bắt cá trong các vùng biển của nước khác hoặc đang có tranh chấp.
Tin mới
- Iran thừa nhận đã bắn nhầm máy bay của hàng không Ukraina - 11/01/2020 19:36
- Kết quả sơ bộ bầu tổng thống Đài Loan : Bà Thái Anh Văn tuyên bố thắng cử - 11/01/2020 19:21
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 09-01-2020 - 10/01/2020 04:00
- Hạ sát Soleimani : Mỹ lại phạm sai lầm chiến lược ở Trung Đông ? - 10/01/2020 03:42
- Tổng thống Mỹ chọn hòa dịu sau vụ Iran bắn tên lửa vào căn cứ ở Irak - 09/01/2020 23:12
- Giải tỏa đất đai tại Đồng Tâm : Ba công an, một người dân thiệt mạng - 09/01/2020 22:39
- Máy bay Ukraina rơi tại Iran, toàn bộ người trên chuyến bay thiệt mạng - 08/01/2020 23:08
- Trump phản ứng chừng mực vụ Iran tấn công căn cứ Mỹ tại Irak - 08/01/2020 22:27
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 08-01-2020 - 08/01/2020 22:09
- Soleimani là ai mà bị Mỹ triệt hạ ? - 08/01/2020 20:25
Các tin khác
- Iran bắn tên lửa vào căn cứ quân sự Irak có lính Mỹ trú đóng - 08/01/2020 17:07
- Đe dọa trừng phạt của Trump làm dấy lên bóng ma cấm vận Irak - 08/01/2020 03:42
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 07-01-2020 - 08/01/2020 02:22
- Indonesia tung lực lượng hùng hậu chưa từng thấy để ngăn Trung Quốc - 07/01/2020 21:38
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 06-01-2020 - 06/01/2020 23:29
- Irak trong vòng kềm tỏa của Iran - 06/01/2020 22:44
- Coi chừng bị lừa đảo khi tải phim Star Wars mới - 06/01/2020 17:59
- Iran tổ chức lễ tang tướng Soleimani - 06/01/2020 16:39
- Hồng Kông : Vì sao Bắc Kinh cách chức đại diện văn phòng liên lạc ? - 06/01/2020 00:41
- Mỹ-Iran : Trump dọa tấn công 52 mục tiêu của Iran - 05/01/2020 23:24