Ngoại thương sụt mạnh, khiến Bắc Kinh thêm khó khi đàm phán với Mỹ
- Thứ Hai, 14 tháng Giêng năm 2019 21:15
- Tác Giả: Thụy My
Thép ống xuất khẩu chồng chất tại Liên Vân Cảng (Lianyungang), tỉnh Giang Tô (Jiangsu) ngày 08/12/2018. Mặt hàng thép của Trung Quốc bị Mỹ và châu Âu tố cáo là bán phá giá, do sản xuất thừa.
REUTERS/Stringer
Theo số liệu được công bố hôm nay 04/01/2019, tuy thặng dư thương mại với Hoa Kỳ đạt kỷ lục vào năm ngoái, nhưng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm hẳn trong tháng 12/2018.
Tình hình này cho thấy nền kinh tế thứ nhì thế giới đang chao đảo do cuộc thương chiến Mỹ-Trung, gây thêm áp lực trong cuộc đàm phán thương mại của Bắc Kinh với Washington.
Bloomberg cho biết xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2018 sụt mất 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tệ hại nhất kể từ 2016.
Bối cảnh u ám này gây thêm khó khăn cho các nhà đàm phán Bắc Kinh, đang tìm kiếm một thỏa thuận với chính quyền Donald Trump để thoát khỏi ngõ cụt hiện nay.
Nhập khẩu của Trung Quốc giảm đến 7,6%, cũng tồi tệ nhất kể từ năm 2016, cho thấy nhu cầu tiêu thụ trong nước đã chậm lại.
Trong khi đó thặng dư thương mại với Mỹ đã đạt con số kỷ lục trong năm 2018, lên đến 323,32 tỉ đô la, cao nhất từ một thập niên qua theo Reuters.
Nhưng đó là do các nhà xuất khẩu hối hả giao hàng để né mức thuế do ông Trump áp đặt, nay nhiều kho dự trữ ở Mỹ đã bão hòa.
Những con số đáng thất vọng trên đây chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc đang sa sút, cho dù Bắc Kinh đã có một loạt biện pháp để thúc đẩy trong những tháng gần đây, từ gia tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đến giảm thuế.
Bloomberg dẫn lời ông Louis Kuijs, kinh tế gia trưởng của Oxford Economics ở Hồng Kông :
« Dữ liệu xấu về thương mại có thể làm gia tăng sức ép lên Trung Quốc để đạt cho được một thỏa thuận với Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là ngưng việc tăng thuế hải quan ».
Cho đến nay, không có mấy tiến triển đối với các hồ sơ phức tạp nhất trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung, như sở hữu trí tuệ hay việc trợ giá cho các công ty quốc doanh.
Xuất nhập khẩu sụt giảm vào lúc các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đang đau đầu vì tiêu thụ chậm lại, các nhà sản xuất mất tinh thần vì sợ giảm phát, nguy cơ thất nghiệp gia tăng.
Kinh tế Trung Quốc sa sút khiến thị trường chứng khoán từ Âu sang Á hôm nay đều sụt giảm.
Riêng với Bắc Triều Tiên, doanh số mua bán Trung-Triều giảm 52,4% trong năm 2018 do áp dụng trừng phạt của quốc tế.
Tin mới
- Quần đảo Kuril : Nga thẳng thừng bác đòi hỏi của Nhật - 15/01/2019 23:03
- Canada kêu gọi công dân "cẩn trọng" khi tới Trung Quốc - 15/01/2019 22:50
- Pháp bất công về thuế khóa ? - 15/01/2019 22:27
- Anh Quốc : Tương lai Brexit bất định - 15/01/2019 19:45
- Brexit : Thời hạn 29/03 khó mà được giữ nguyên - 15/01/2019 19:36
- Khủng bố ở Strasbourg : Thủ phạm lên kế hoạch từ nhiều tuần trước - 15/01/2019 17:32
- Mỹ-Thổ nêu khả năng lập "vùng an toàn" tại Syria cho người Kurdistan - 15/01/2019 17:13
- Mưa bão mùa Đông diễn ra khắp nơi trên nước Mỹ, từ California sang tới Virginia - 15/01/2019 03:51
- Áo Vàng Pháp : Phóng Viên Không Biên Giới phản đối nạn hành hung nhà báo - 14/01/2019 22:00
- Y tế Pháp giúp Việt Nam tổ chức chăm sóc người cao tuổi - 14/01/2019 21:47
Các tin khác
- Hoa Vi : Báo đảng Cộng Sản Trung Quốc đòi trừng phạt Ba Lan - 14/01/2019 20:21
- Vụ tổng giám đốc Renault : Vợ doanh nhân nghi can kêu gọi HRW can thiệp - 14/01/2019 19:56
- Thủ tướng Anh cảnh báo « thảm họa » nếu Hạ Viện bác thỏa thuận với EU - 14/01/2019 19:45
- Thổ Nhĩ Kỳ quyết tiêu diệt quân Kurdistan ở Syria bất chấp Mỹ đe dọa - 14/01/2019 19:37
- Mỹ-Iran : Nhà Trắng đã tính đến giải pháp quân sự - 14/01/2019 17:27
- Venezuela: Chủ tịch Quốc Hội được thả sau khi bị an ninh bắt cóc - 14/01/2019 17:10
- Mỹ : Tiết lộ mới về quan hệ với Matxcơva, Donald Trump điên tiết - 13/01/2019 21:24
- Lần thứ hai, Mỹ điều oanh tạc cơ B-2 đến Hawaii "dằn mặt" Trung Quốc - 13/01/2019 20:25
- Pháp : Bốn người chết, 51 bị thương trong vụ nổ ở trung tâm Paris - 13/01/2019 20:14
- Áo Vàng : Huy động đông người nhưng bớt bạo động - 13/01/2019 20:04