Đức Thánh Cha thu hút một đám đông lương giáo khổng lồ
- Chúa Nhật, 18 tháng Giêng năm 2015 02:50
- Tác Giả: Đặng Tự Do
Những bức hình không cần 'phụ đề Việt Ngữ'
Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ mang đến cho Sri Lanka vị thánh đầu tiên nhưng ngài còn thu hút một đám đông khổng lồ lớn chưa từng có trong lịch sử Sri Lanka, làm choáng váng ngay cả Vatican.
Đó là nhận định của NBC News về hai biến cố lớn đã diễn ra hôm thứ Tư 14 tháng Giêng.
Kitô hữu chỉ chiếm bảy phần trăm dân số ở Sri Lanka, nơi đa số dân là Phật giáo (ít nhất là 70 phần trăm) và gần 13 phần trăm là người Ấn Giáo.
Trong số hàng trăm ngàn người Sri Lanka ở Colombo xếp hàng để chào đón Đức Giáo Hoàng có một số đông đảo các tín đồ của các giáo phái ngoài Kitô giáo, những người đã nhiệt thành chào đón chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng.
"Ngay cả những người Phật tử cũng vẫy cờ hân hoan chào đón Đức Thánh Cha từ các bậc thềm của một ngôi chùa Phật giáo, khi xe ngài đi qua," Amal Nanayak Kata, một Phật tử 56 tuổi, nói với NBC News. "Chúng tôi đều rất vui mừng thấy vị Giáo Hoàng này đến chúc phúc cho hòn đảo xinh đẹp của chúng tôi."
Shyamala Rasarantnam, một người Ấn giáo 55 tuổi, cho biết ông rất ấn tượng trước hàng loạt những thông điệp của Đức Giáo Hoàng và thái độ của ngài.
"Ngài linh hứng hòa bình khích lệ lòng khoan dung, sự đa dạng trong văn hóa của lòng tốt và sự cảm thông," Rasarantnam nói với NBC News. "Trên tất cả ngài nhấn mạnh rằng tất cả các tôn giáo phải nên sống chung trong hòa bình."
Chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô được người ta nồng nhiệt chào đón không phải là chuyện lạ, nhưng mức độ cuồng nhiệt của đám đông thậm chí đã làm các viên chức Vatican bất ngờ.
"Có rất nhiều người trên đường từ sân bay vào thành phố, một điều thật ấn tượng", Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Đức Thánh Cha, nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba.
"Chúng tôi không mong đợi sự chào đón nồng nhiệt như thế ở một nước người Công Giáo không phải là đa số."
Đối thoại liên tôn đã luôn là một ưu tiên trong chương trình nghị sự của Đức Giáo Hoàng sau khi ngài được bầu kế vị Thánh Phêrô vào năm 2013.
Lời kêu gọi hòa giải giữa các tôn giáo và các sắc dân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chạm đúng dây thần kinh của người dân ở Sri Lanka - một đất nước đã chìm sâu trong những căng thẳng tôn giáo sau khi vừa trải qua gần 26 năm nội chiến.
Đức Thánh Cha đã hùng hồn nói với các nhà lãnh đạo Phật giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo ở Sri Lanka rằng:
“Vì thiện ích của hòa bình, niềm tin tôn giáo không bao giờ được phép lạm dụng làm cớ gây ra bạo lực và chiến tranh.
Chúng ta phải rõ ràng và dứt khoát thách thức các cộng đồng của chúng ta sống trọn vẹn những giáo lý về hòa bình và chung sống được tìm thấy trong mỗi tôn giáo, và tố cáo những hành vi bạo lực một khi chúng xảy ra.”
Vạch trần sự thống khổ của dân lành vô tội trước những sách động hận thù của một thiểu số tăng ni quá khích, Đức Thánh Cha nói:
“Trong nhiều năm qua, những người nam nữ của đất nước này đã là nạn nhân của xung đột dân sự và bạo lực. Điều cần thiết hiện nay là chữa lành và đoàn kết, chứ không phải là gia tăng thêm những xung đột và chia rẽ.”
Thông điệp này làm Gazalli Mohideen, một người Hồi Giáo 53 tuổi, hết sức phấn chấn.
"Thật là một cơ hội tuyệt vời, nhờ vào vị giáo hoàng này, là người làm hết sức hướng tới sự hài hòa đa tôn giáo. Và một khi nói đến Sri Lanka, hài hòa đa tôn giáo là nhu cầu từng giờ từng phút."
Để thực hành những gì ngài đã rao giảng, Đức Thánh Cha đã đến Madhu – một khu vực phía Bắc nơi đã từng là một chiến trường đẫm máu trong 25 năm nội chiến của Sri Lanka.
Tại đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kêu gọi sự thật để 'chữa lành'
"Có những gia đình ở đây hôm nay đã chịu biết bao đau khổ trong cuộc xung đột lâu dài xâu xé con tim Sri Lanka,"
Đức Giáo Hoàng nói với đám đông dân chúng, khích lệ tinh thần hòa giải đối với "tất cả các điều ác nào đã xảy ra trên mảnh đất này."
"Chỉ khi chúng ta nhận thức, trong ánh sáng của thập giá, về sự ác chúng ta có thể phạm và thậm chí còn là một phần của sự ác ấy, chúng ta mới có thể trải nghiệm lòng ăn năn và hối hận thật sự.
Chỉ khi đó chúng ta mới có thể nhận được ân sủng để chào đón nhau với một cõi lòng thống hối thật sự, tha thứ và tìm kiếm sự tha thứ chân thật."
Tin mới
- Mỹ thâm nhập hệ thống tin học Bắc Triều Tiên - 19/01/2015 18:56
- Đức Giáo hoàng kết thúc chuyến đi châu Á - 19/01/2015 18:23
- Israel oanh kích lực lượng Hezbollah ở Golan thuộc Syria - 19/01/2015 04:23
- Cần sa được trồng lậu cả ba miền Việt Nam - 19/01/2015 04:13
- Chính phủ Trung Quốc xấu hổ vì chính người dân của mình - 18/01/2015 23:40
- Indonesia xử bắn 6 người về tội buôn ma túy trong đó có một người Việt - 18/01/2015 23:15
- Nhật Bản hứa viện trợ 2,5 tỷ đô la cho Trung Đông - 18/01/2015 23:07
- Tổng thống Rajapaksa của Sri Lanka thất cử, khoa Chiêm tinh bị săm soi - 18/01/2015 22:30
- Israel phá vỡ một nhóm trung thành với Nhà nước Hồi giáo - 18/01/2015 22:16
- Khủng bố tại Paris : 9 người vẫn bị tạm giam - 18/01/2015 21:49
Các tin khác
- Một phái đoàn Mỹ sang Cuba thăm dò hợp tác - 18/01/2015 01:01
- Mỹ chuẩn bị huấn luyện chiến binh Syria chống thánh chiến - 18/01/2015 00:45
- Charlie Hebdo: Nga ngăn chặn các hoạt động ủng hộ - 18/01/2015 00:32
- Ba nước đề nghị Jakarta không tử hình tội phạm ma túy - 18/01/2015 00:21
- Quyền tự do báo chí Hồng Kông bị đe dọa - 17/01/2015 19:45
- Nhật - Ấn tăng cường hợp tác quốc phòng - 17/01/2015 19:37
- ‘Việt Nam không hợp tác với nước nào hầu chế ngự Trung Quốc’ - 17/01/2015 18:44
- Người Pháp gốc Do Thái cảm thấy bị đe dọa hơn sau vụ tấn công - 17/01/2015 18:35
- Đối thoại quốc phòng Việt - Ấn - 17/01/2015 18:22
- Khủng bố : Pháp bắt giữ 12 người bị nghi hỗ trợ hậu cần - 16/01/2015 20:28