Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhu Đạo, môn võ Nhật hàng đầu tại Pháp bị khủng hoảng

judo france

Võ sĩ Stéphane Nomi, người khởi xướng phong trào phản đối chính sách nhất bên trọng, nhất bên khinh của lãnh đạo ngành Judo Pháp.Ảnh chụp màn hình : báo mạng Les Echos

Một cuộc « bãi khóa » bất thường làm rung chuyển môn võ Judo. Phong trào phản kháng này phơi bày những xung khắc trầm trọng đằng sau hào quang và thành tích lẫy lừng của Teddy Riner, 10 huy chương vàng vô địch thế giới và Thế Vận Hội.
Vì sao nên nổi ?

Nhằm dập tắt ngọn lửa hỏa thiêu bộ môn võ thuật hàng đầu tại Pháp, Tổng Cục Nhu Đạo Pháp triệu tập một phiên họp khẩn cấp hôm thứ Ba 09/10/2017, hơn một tháng sau giải Vô Địch Thế Giới tại Budapest vào đầu tháng 9.

Ngày hôm trước, để phản đối « tổng đàn » ở Paris, theo lời kêu gọi của hàng chục chủ tịch các câu lạc bộ, võ đường, khoảng 100 judoka giỏi nhất nước, trừ Teddy Riner và bốn đai đen, tẩy chay chương trình tập huấn cao cấp.
Tại thủ đô Hungary, đội tuyển thủ của Pháp mang về bốn huy chương trong đó có hai huy chương vàng, kết quả được xem là tệ nhất từ năm 2009.

Tuy Teddy Riner, 28 tuổi, tiếp tục đà đi lên với 138 trận đấu, 138 trận thắng, giành được chiếc huy chương vàng thứ 9 gồm hai lần thế vận, 7 lần thế giới (không kể chiến thắng vô địch thế giới +100 kílô tại Zagreb, Croatia hôm 29/09), nhưng kết quả khiêm tốn của đội tuyển thủ Pháp ở Badapest minh chứng cho thế đi xuống của Judo quốc gia, chỉ một năm sau Thế Vận Rio, cũng chỉ từng đó huy chương vàng.

Trong khi đó, Nhu Đạo Nhật Bản, sau khi chạm sát đáy « địa ngục » ở Luân Đôn năm 2012, chỉ một thời gian ngắn sau đã trỗi dậy với tham vọng áp đảo Judo thế giới.
Thế mà, theo một chuyên gia trong Tổng Cục Nhu Đạo Pháp được nhật báo Libération ngày 12/10/2017 trích dẫn, tình trạng suy yếu của Judo Pháp ở các trận tranh tài quốc tế không gây ra một mảy may phản ứng nào trong Tổng Cục.

 Vấn đề là mỗi « đại sư » đều biết trách nhiệm từ đâu mà ra, trong đó có cả chính họ, nhưng « cái tôi » của họ quá lớn, không thể cải cách được.

Theo nhận định của các võ sư chủ tịch câu lạc bộ địa phương thì lỗi lầm bắt nguồn từ trung ương, khi mà những cột trụ trong ban lãnh đạo an phận thủ thường với thành tích tối thiểu : chỉ cần một chiếc huy chương vàng, do judoka huyền thoại Teddy Riner và một nữ vận động viên nào đó mang về trong mỗi lần thi đấu quốc tế là « bộ thể thao » hài lòng.

Thế thì cải tiến để làm gì cho cực thân ? Hậu quả là tại sân tập trung ương, các judoka không được chuẩn bị thể lực đúng nghĩa, không dùng video để học tập ưu khuyết điểm…

Những judoka nổi tiếng như Teddy Riner được phục vụ dồi dào, những đai đen khác thiệt thòi hơn.

Thái độ thụ động ở cấp cao nhất trong Tổng Cục không thể chấp nhận được.
Người đốt ngọn đuốc tranh đấu là Stéphane Nomi, chủ tịch một câu lạc bộ Flam 91 ở Lonjumeau, lò cung cấp ba tuyển thủ cho đoàn tham dự vô địch Budapest. Nomi, một judoka, một kỹ sư làm giàu trong ngành điện toán, bỏ ra gần 300.000 euro để phát triển võ đường cũ thời tiểu học.

Khi phát hiện những bất công ở võ đường trung ương, Stéphane Nomi nổi giận, lên án tình trạng huấn luyện « hai, ba vận tốc ».
Danh thủ Teddy Riner muốn gì cũng được trong khi các đồng đội ít nổi tiếng hơn chỉ có 700 euro học bổng mỗi tháng.

Để trả đũa, chủ tịch Tổng Cục Jean-Luc Rougé, viện lý do « nhiều thầy lắm ma », làm suy giảm trình độ judoka Pháp, ra lệnh cấm huấn luyện viên của các võ đường địa phương tham gia đào luyện cho gà nhà trong các buổi tập dượt chung, ba lần mỗi tuần.

Sau cuộc họp hôm 12/09/2017, Tổng Cục chấp nhận tìm một thỏa hiệp vào tháng 11 tới.
Theo nhận định của Emmanuel Charlot, tổng biên tập báo võ thuật l’Esprit du Judo (Tinh Thần Nhu Đạo) :

Tổng Cục sợ mất quyền chủ động trong khi các câu lạc bộ đã « chuyên nghiệp hóa » muốn có tiếng nói quyết định.
Nhưng khả năng chuyên môn mới là quyền lực thực sự. Nếu Tổng Cục không chứng tỏ có khả năng thì khủng hoảng thế thao sẽ biến thành khủng hoảng chính trị.

Với hơn nửa triệu võ sinh từ đai trắng đến võ sư 6,7 đẳng, Judo là một phái võ đứng đầu ở Pháp, trên một danh sách dài hơn một trăm môn phái khác nhau.
Rừng « võ lâm » này được tổ chức rất chặt chẽ.

RFI tìm hiểu với võ sư Phan Toàn Châu, 8 đẳng Võ Việt Nam, giám đốc kỹ thuật trong Tổng Cục Karaté và Võ Việt Nam từ năm 1984 đến 2000.

Võ sư Phan Toàn Châu : « Nước Pháp rất chặt chẽ và quá chặt chẽ về các bộ môn thể thao và võ thuật... hiện tại có hơn một triệu người tập võ bên Pháp trong đó Nhu Đạo, Judo, đứng đầu với hơn 500.000 người… ».

Switch mode views: