Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bầu cử Cam Bốt, đối lập và dân chủ chỉ là hình thức bề ngoài

cambodia-election-hun-sen

Thủ tướng Hun Sen và vợ Bun Rany tại phòng bỏ phiếu ở Takhmao, tỉnh Kandal, ngày 29/07/2018.
REUTERS/Samrang Pring

Phải đợi thêm hai tuần nữa, Ủy Ban Bầu Cử Cam Bốt mới chính thức công bố kết quả chính thức cuộc bỏ phiếu ngày 29/07/2018, bầu lại Quốc Hội cho một nhiệm kỳ 5 năm.

Đảng Nhân Dân Cam Bốt của thủ tướng Hun Sen đã loại hết các đối thủ, thông báo kiểm soát toàn bộ Quốc Hội, và đây là một "thắng lợi vẻ vang" đưa xứ Chùa Tháp vào một chu kỳ "hòa bình và ổn định chính trị".

Không một nhà quan sát nào về tình hình Cam Bốt ngạc nhiên trước kết quả nói trên, sau khi chính quyền Hun Sen bịt miệng mọi tiếng nói chống đối, khai tử đảng đối lập duy nhất có uy tín là đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt.
Đảng này bị Tối Cao Pháp Viện cáo buộc âm mưu lật đổ chế độ và đã bị giải thế vào tháng 11/2017, bị cấm tham gia tranh cử.
Lãnh đạo đảng là ông Kem Sokha đang bị cầm tù.

Không chỉ vô hiệu hóa các đối thủ chính trị, chính quyền Hun Sen còn mạnh tay chà đạp các quyền tự do cơ bản.

Hãng tin Mỹ AP nhắc lại, khoảng 30 đài phát thanh độc lập bị đóng cửa, hai tờ báo ấn bản bằng Anh ngữ đưa tin một cách trung thực bị rút giấy phép hoạt động.
 Phnom Pênh còn thông qua một đạo luật giới hạn hoạt động của các tổ chức dân sự.

Chính phủ Cam Bốt dọn đường cho ông Hun Sen dễ dàng tái đắc cử

Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền, trụ sở tại Paris, lên án chính quyền Phnom Pênh tổ chức bầu cử nhằm kéo dài nhiệm kỳ của ông Hun Sen là điều thật đáng "hổ thẹn" vàThanh Hà
Tránh để bị quốc tế chỉ trích tổ chức một cuộc bầu cử phi dân chủ, Phnom Penh đã cho phép 19 đảng cùng tham gia cuộc tuyển cử năm nay, bên cạnh đảng Nhân Dân Cam Bốt của ông Hun Sen.

Có điều theo kết quả sơ khởi được phát ngôn viên đảng này thông báo thì đảng cầm quyền Cam Bốt độc quyền kiểm soát Quốc Hội, chiếm trọn 125 ghế.

Một số nhà quan sát về tình hình chính trị tại xứ Chùa Tháp cho rằng, bầu cử Quốc Hội Cam Bốt cách nay 5 năm là một bước ngoặt trong chính sách đàn áp của Phnom Pênh.
Năm 2013, đảng đối lập do ông Sam Rainsy sáng lập đã giành được 55 ghế tại Quốc Hội, "cướp" 22 ghế của đảng Nhân Dân Cam Bốt.

Tiếp theo đó, năm 2017, trong một cuộc bầu cử cấp địa phương, uy tín của đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt càng được củng cố thêm, khi một phần công luận chán ngán gia đình Hun Sen thao túng các hoạt động chính trị và kinh tế của đất nước.
Càng cảm thấy bị đe dọa, chính quyền Hun Sen càng mạnh tay đàn áp đối lập.

Yếu tố Trung Quốc

Để giữ được quyền lực, thủ tướng Hun Sen đã có được một điểm tựa quý giá là Trung Quốc.
Từ khi Cam Bốt tái lập hòa bình năm 1991 rồi tổ chức bầu cử tự do hai năm sau đó, Bắc Kinh liên tục gia tăng ảnh hưởng cả về mặt kinh tế lẫn chính trị đối với Phnom Pênh.

Nhưng từ 4 năm qua, Trung Quốc trở thành nguồn đầu tư quan trọng nhất của quốc gia Đông Nam Á này.
Sebastian Strangio, tác giả cuốn tiểu sử Hun Sen phân tích : Với một điểm tựa vững chắc là Trung Quốc, chính quyền Cam Bốt giảm bớt mức độ lệ thuộc vào các nguồn viện trợ tài chính của phương Tây và đó là một yếu tố để Phnom Pênh không còn ngần ngại đàn áp các tiếng nói bất đồng trong nước.

Trong giai đoạn đầu thập niên 1990 khi Cam Bốt cần phương Tây cả về mặt chính trị lẫn tài chính, nên ông Hun Sen đã dễ dàng chấp nhận "chơi trò chơi dân chủ".
Bước sang giai đoạn 2013-2017 sau hai cuộc bầu cử đã củng cố thêm uy tín cho phe đối lập, thì ông Hun Sen đã may mắn có được Trung Quốc.

Để đối lấy hàng triệu đô la đầu tư và tín dụng của Trung Quốc, Phnom Pênh đã đứng hẳn về phía Bắc Kinh trên nhiều hồ sơ lớn, đáng chú ý hơn cả là trong vấn đề Biển Đông.

 Chính thái độ thân Trung Quốc này của Cam Bốt đã phá hoại đoàn kết nội bộ ASEAN gây phật lòng không ít các nước láng giềng.

Switch mode views: