• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-22 16:21:34') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-22 16:21:34') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 149 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Biển Đông: Manila lo ngại về hành vi đe dọa của Trung Quốc ở Trường Sa

mer de chine


Ảnh vệ tinh ngày 30/03/2014, 07/08/2014 và 30/01/2015 cho thấy Trung Quốc xây dựng trên Đá Gaven.
Giờ đây Trung Quốc cho phát tín hiệu cảnh báo từ đảo đá bị chiếm đóng này.
CNES 2014/Distribution Airbus DS/IHS

Chính quyền Manila tỏ ra quan ngại trước việc Trung Quốc ngày càng có thêm hành vi cảnh cáo tàu thuyền và máy bay của Philippines qua sóng radio, khi các phương tiện này hoạt động gần các tiền đồn mà Bắc Kinh đã bồi đắp tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

 Trả lời hãng tin Mỹ AP ngày 30/07/2018, hai quan chức Philippines đã cho biết như trên.

Theo AP, một báo cáo của chính phủ Philippines mới đây đã xác nhận rằng chỉ riêng trong nửa cuối năm 2017, đã có ít nhất là 46 lần phi cơ quân sự Philippines nhận được những lời cảnh báo qua vô tuyến điện từ phía Trung Quốc, khi bay tuần tra gần các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp tại quần đảo Trường Sa.
Mục đích của Trung Quốc, theo bản báo cáo, là cản trở công việc giám sát của Philippines vùng biển của mình.

Theo một quan chức Philippines, chính quyền Manila đã từng hai lần bày tỏ thái độ quan ngại nhân các cuộc tiếp xúc với phía Bắc Kinh, trong đó có cuộc gặp tại Manila vào đầu năm nay để bàn về tranh chấp biển đảo giữa hai bên.

Điều đáng nói là nếu trước đây, những lời cảnh báo kiểu này thường do tàu tuần duyên Trung Quốc đưa ra, thì gần đây, theo giới chức quân sự, tín hiệu cảnh cáo được phát đi ngay từ các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm giữ.
Trên các đảo này, Bắc Kinh đã lắp đặt các hệ thống thông tin và giám sát mạnh hơn, ngoài các vũ khí như tên lửa phòng không.

Báo cáo của chính quyền Philippines đã nêu cụ thể trường hợp một phi cơ của Không Quân Philippines vào cuối tháng Giêng.
Khi tuần tra gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc, thoạt đầu chiếc máy bay này nhận được lời cảnh báo là đang « đe dọa tới an ninh của đảo Trung Quốc », và phải « rời đi ngay lập tức và tránh gây hiểu lầm ».

Nhưng chỉ ít lâu sau, lời cảnh báo biến thành đe dọa :
 « Hãy rời đi ngay lập tức, nếu không thì sẽ phải gánh chịu hậu quả có thể xảy ra ».
Và sau lời cảnh báo, phi công Philippines đã nhìn thấy hai tín hiệu pháo sáng được phóng từ hòn đảo do Trung Quốc chiếm giữ, được xác nhận là đá Gaven.

Vào tháng Tư năm ngoái 2017, lực lượng Trung Quốc cũng đã từng dùng sóng radio, tung ra những lời đe dọa để đuổi hai phi cơ quân sự của Philippines chở các quan chức Philippines và khoảng 40 nhà báo tới đảo Thị Tứ gần các đảo do Bắc Kinh kiểm soát ở Trường Sa.

Trả lời câu hỏi của AP, Trung tá Clay Doss thuộc Hạm Đội 7 Hoa Kỳ cũng xác nhận là tàu thuyền và máy bay của Mỹ cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng những cảnh báo của Trung Quốc trên Biển Đông.

Switch mode views: