Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hai chiến chiến hạm Mỹ tập huấn ở Đà Nẵng


SÀI GÒN (NV) - Hai chiến hạm Hoa Kỳ, gồm một tàu trang bị hỏa tiễn và một tàu cứu nạn, sẽ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, vào cuối tuần này và sẽ có “các họat động trao đổi” với hải quân CSVN.

VN-ChungHoon

Lính cứu hỏa của chiến hạm USS Chung Hoon chỉ cách chữa tạm một ống nước bị vỡ cho một sĩ quan hải quân CSVN khi tàu này tới thăm cảng Tiên sa, Đà Nẵng, ngày 18/7/2011 trong chương trình trao đổi hải quân giữa hai nước. (Hình: U.S. Navy photo by MC1 Laurie Wood)

 

Bản tin báo chí của Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Sài Gòn cho hay như vậy về cuộc viếng thăm 5 ngày, bắt đầu từ Chủ Nhật 21 Tư, 2013, của khu trục hạm USS Chung Hoon và tàu cứu nạn USNS Salvor.

Bản tin cho biết ngòai thủy thủ đòan của hai chiến hạm, còn có mặt của các sĩ quan, thuỷ thủ đoàn thuộc Tư lệnh Lực lượng yểm trợ tiếp liệu Tây Thái Bình Dương, Tư lệnh của Đơn vị Tham mưu hàng hải; các thành viên và huấn luyện viên quân y của thuỷ quân lục chiến thuộc Đơn vị thuỷ quân lục chiến III, đội lặn, cấp cứu lưu động và ban nhạc Orient Express của hạm đội 7.

Thông cáo báo chí cho biết chương trình thăm viếng 5 ngày của hai chiến hạm trên “tập trung vào các hoạt động không tác chiến và trao đổi chuyên môn trong phạm vi điều khiển và bảo trì”.

Khu trục hạm USS Chung Hoon (DDG-93) thuộc lớp chiến hạm Arleigh Burke nổi tiếng với hệ thống tác chiến điện tử Aegis cung cấp khả năng theo dõi mục tiêu từ xa, theo dõi và đối phó cùng một lúc với nhiều hỏa tiễn tấn công tầm ngắn và tầm trung.
Hai lọai hỏa tiễn điều khiển Tomahawk và Standard tấn công mục tiêu từ hệ thống bắn thẳng đứng.

Chiến hạm Chung Hoon được hạ thủy năm 2004 và thuộc hạm đội 7, lực lượng Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Đây là lần thứ hai chiến hạm Chung Hoon tới cảng Tiên Sa. Ngày 15/7/2011, tàu này đã đến Đà Nẵng cùng với hai chiến hạm khác là USS Breble và USNS Safeguard.

Trong khi đó, theo nhật báo Trung Quốc Chinanews, Sở nghiên cứu Hải dương Nam Hải thuộc Viện khoa học Trung Quốc đã đưa tàu Thực Nghiệm 2 xuống hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Báo Đất Việt thuật lại tin này dựa vào nguồn tin nói trên nói “nhiệm vụ của tàu Thực Nghiệm 2 xuống biển Đông lần này đó là khảo sát, thu thập dữ liệu về địa chất khu vực phía Bắc biển Đông, đi cùng có 20 nhà khoa học, nhân viên các loại.

Thời gian dự kiến chuyến hoạt động trái phép lần này là 32 ngày, hành trình liên tục 3,000 hải lý, điều tra tại hơn 60 vị trí khác nhau trên quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa.”

Bên cạnh đó, “Trung Quốc cũng sẽ đưa các chuyến hoạt động trái phép trên Biển Đông của tàu Thực Nghiệm 2 vào quy chế “bình thường hóa” hoạt động nghiên cứu khoa học.”

Tháng  Ba vừa qua, Trung Quốc cũng đưa tàu khảo sát ngư nghiệp - thăm dò nguồn cá

Nam Phong, do nước này tự thiết kế, chế tạo và được cho là “lớn nhất châu Á” thuộc dạng này xuống vùng biển Trường Sa của Việt Nam để triển khai cái gọi là "điều tra tài nguyên nghề cá".

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang dự định đưa tàu lặn Giao Long có người lái thực nghiệm biển Đông trong 4 tháng (từ tháng 6-9/2013).

Tuần qua, báo chí Trung quốc loan tin Bắc Kinh chuẩn bị tổ chức du lịch đến quần đảo Hoàng Sa.

Hà Nội lên tiếng phản đối , đòi Bắc Kinh hủy bỏ chương trình du lịch này và khẳng định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với các bằng chứng không thể tranh cãi.

Tuy nhiên, Trung Quốc luôn luôn phớt lờ các phản đối của Việt Nam. (TN)

Switch mode views: