Nhiều nhà hoạt động ở Hàn Quốc vẫn tìm cách gửi tài liệu tuyên truyền sang miền Bắc
- Thứ Hai, 07 tháng Năm năm 2018 16:52
- Tác Giả: Trọng Thành
Phe chống và ủng hộ thả truyền đơn chống Bắc Triều Tiên xô xát nhau tại vùng phi quân sự liên Triều, ngày 05/05/2018
REUTERS
Trên bán đảo Triều Tiên, không phải ai cũng hài lòng và tin tưởng vào sự xích lại gần nhau ngoạn mục giữa Seoul và Bình Nhưỡng, đặc biệt với cuộc thượng đỉnh lịch sử Kim Jong Un – Moon Jae In hồi cuối tháng 4/2018.
Nhiều người đào tị Bắc Triều Tiên và nhà tranh đấu nhân quyền tiếp tục tìm nhiều cách gửi sang miền Bắc tiền bạc, lương thực và các thông tin về miền Nam, trong bối cảnh Seoul và Bình Nhưỡng quyết định chấm dứt các hoạt động tuyên truyền xuyên biên giới.
Thông tín viên Frederic Ojardias tường trình từ Seoul:
« Trên một bãi biển Hàn Quốc, đối diện với Bắc Triều Tiên, khoảng ba chục người đào tị và các nhà tranh đấu cho nhân quyền đang chuẩn bị một số chai nhựa.
Bên trong chai là gạo, tiền đô la và nhiều thẻ nhớ USB, có chứa các clip nhạc và phim Hàn Quốc, các tài liệu bị cấm tại miền Bắc.
Họ sẽ ném những chiếc chai này xuống biển, sóng sẽ đưa chúng đến bờ phía Bắc.
Ông Park Jeong Oh, một người Bắc Triều Tiên tị nạn ở miền Nam, hy vọng : Giờ đây nhiều người nghĩ là đã gần như sẽ tái thống nhất với miền Bắc.
Nhưng sự xích lại gần nhau hiện nay chỉ có lợi cho Kim Jong Un và chế độ của ông ta. Người dân miền Bắc, về phần mình, vẫn sẽ không được hưởng quyền gì.
Các nhà tranh đấu phê phán quyết định mới đây của Seoul, dỡ bỏ các loa phóng thanh có công suất cực lớn, được bố trí dọc theo giới tuyến Liên Triều, phát đi các thông điệp tuyên truyền chống chế độ cộng sản.
Chính quyền Hàn Quốc cũng ngăn cản những người đào tị miền Bắc dùng bóng bay thả truyền đơn chống Kim Jong Un ở bên kia biên giới.
Trong cuộc thượng đỉnh lịch sử mới đây, lãnh đạo hai miền Nam Bắc Triều Tiên đã quyết định chấm dứt các hoạt động chiến tranh tâm lý, nhằm làm giảm căng thẳng giữa hai miền, cho dù quyết định này có nguy cơ khiến nhiều tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền ở miền Nam nổi giận ».
Tin mới
- Người Mỹ muốn bớt di dân - 08/05/2018 00:46
- Đại tiện trong sân trường, giám đốc học khu bị bắt - 08/05/2018 00:35
- Nam California có thể bị ảnh hưởng bởi ‘cuộc chiến mậu dịch Mỹ – Trung’ - 08/05/2018 00:26
- Israel đe dọa ‘thanh toán’ Assad nếu bị Iran tấn công từ Syria - 08/05/2018 00:17
- Tổng thống Nga Putin chính thức nhậm chức nhiệm kỳ thứ tư - 07/05/2018 22:59
- Tổng thống Emmanuel Macron : Dấu ấn ngoại giao một năm cầm quyền - 07/05/2018 22:44
- Một năm cầm quyền của TT Macron: Xã hội Pháp vẫn “chia đôi” - 07/05/2018 22:34
- Năm đầu của TT Macron : kinh tế Pháp khởi sắc nhưng xã hội căng thẳng - 07/05/2018 19:23
- Pháp phản đối các phát biểu của tổng thống Mỹ về vụ khủng bố 2015 ở Paris - 07/05/2018 18:19
- Cựu cố vấn an ninh Philippines kêu gọi phản đối Trung Quốc đặt tên lửa ở Trường Sa - 07/05/2018 17:06
Các tin khác
- Nga : Biểu tình phản đối trước ngày Putin nhậm chức, hơn 1.500 người bị câu lưu - 07/05/2018 16:42
- Báo Hàn Quốc: Singapore sẽ đón thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên? - 07/05/2018 16:31
- Bắc Triều Tiên khẳng định muốn đối thoại không phải vì sức ép của Mỹ - 06/05/2018 20:32
- Pháp : Chủ tịch tập đoàn từ chức, Air France gặp khủng hoảng - 05/05/2018 14:51
- Đàm phán thương mại Mỹ-Trung vẫn bế tắc - 05/05/2018 14:29
- Bắc Triều Tiên muốn phát triển theo mô hình Việt Nam ? - 05/05/2018 00:56
- Báo Mỹ: Donald Trump cân nhắc khả năng giảm quân Mỹ ở Hàn Quốc - 04/05/2018 23:28
- Tranh cãi Mỹ-Trung về vụ phi cơ quân sự Mỹ bị chiếu laser tại Djibouti - 04/05/2018 22:59
- Mỹ-Trung gấp rút đàm phán trước ngày "chiến tranh thương mại" - 04/05/2018 20:44
- Cannes 2018 : Thế thượng phong của điện ảnh châu Á - 04/05/2018 18:54