Anh Quốc trong thế « trên đe dưới búa » tại Biển Đông
- Thứ Hai, 19 tháng Hai năm 2018 19:59
- Tác Giả: Tú Anh
Tầu khu trục hạm HMS Sutherland của Anh.
@gov.uk
HMS Sutherland, khu trục hạm diệt tàu ngầm của hải quân Hoàng gia Anh sẽ tham gia tuần tra với các đồng minh trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Nói cách khác, cựu siêu cường hàng hải của thế kỷ 19 sẽ góp phần vào chiến lược của Mỹ, Úc, Nhật, Ấn ngăn chận ý đồ thống trị Biển Đông của Trung Quốc.
Nói dễ nhưng làm phải thận trọng, theo như nhận định của một nhà phân tích trên Asia Times.
Sự kiện khu trục hạm HMS Sutherland được đưa vào vùng Tây Thái Bình Dương là một trong những nỗ lực của Anh Quốc nhằm củng cố vai trò của một cường quốc và đánh tan những lập luận cho rằng thế lực đang yếu dần.
Theo tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Gavin Williams tại Úc hồi tuần trước, hải quân Anh sẽ yểm trợ cho chiến dịch « Tự do hàng hải » tại Biển Đông, con đường huyết mạch của thương mại quốc tế, một nỗ lực của Mỹ hầu ngăn chận Trung Quốc biến thành ao nhà.
Tuy đang vất vả tìm ngân sách để trang bị hàng không mẫu hạm mới nhưng chính phủ Anh Quốc không thiếu lý do chính đáng để tung lực lượng đến tận châu Á.
Bốn lý do chính yếu
Trước hết, Liên Hiệp Anh là thành viên của Hội Đồng Bảo An.
Thứ hai, trong số 18 quốc gia trong Khối Thịnh Vượng Chung, đại đa số lại nằm ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Lý do thứ ba là Anh Quốc bị ràng buộc với Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Canada trong một hiệp ước hợp tác tình báo.
Và thứ tư là Anh Quốc có một thỏa thuận quốc phòng chung với Úc, New Zealand, và hai nước Đông Nam Á là Malaysia và Singapore.
Luân Đôn có trách nhiệm bảo vệ đồng minh trước tham vọng của Trung Quốc lấy Biển Đông làm ao nhà.
Do vậy, tuần tra « bảo vệ tự do hàng hải » là biện pháp tốt nhất để bảo vệ « nguyên tắc giao thương quốc tế ».
Bảo vệ đồng minh và đối tác là bảo vệ chính mình sau Brexit
Trong diễn văn hồi tháng 02/2018, tướng Nicholas Carter, tham mưu trưởng liên quân nhận định là tình trạng căng thẳng do Trung Quốc tranh giành chủ quyền tại Biển Đông chứng minh Hoa Kỳ có lý.
Như vậy, mục tiêu thật sự của Anh Quốc khi đưa chiến hạm vào Ấn Độ - Thái Bình Dương là vì lý do an ninh sinh tử.
Luân Đôn không che giấu thái độ bất bình Trung Quốc lấn chiếm, nâng cấp các đảo đá ngầm thành căn cứ quân sự tiền phương.
Một khi ảnh hưởng quân sự và kinh tế của Trung Quốc bao trùm khu vực thì Anh Quốc có nguy cơ mất hết đối tác thương mại truyền thống.
Thế mà, trong bối cảnh Brexit, ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, Luân Đôn trông cậy vào sinh lực năng động của Khối Thịnh Vượng Chung.
Thận trọng
Theo Emanuele Scimia, tác giả bài phân tích « trên đe dưới búa », thì để cân bằng những hệ quả tiêu cực của Brexit, Anh Quốc có thể hướng đông, thắt chặt quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Khi chọn giải pháp đưa chiến hạm vào Biển Đông, Anh Quốc sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn hiện nay của các nước láng giềng của Trung Quốc : một mặt phải lo bảo vệ chủ quyền, một mặt « phải chơi » với kẻ xâm lược nhưng mạnh về quân sự lẫn kinh tế.
Lúc sinh thời, thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu có đưa ra một đối sách được xem là khôn ngoan trong quan hệ tay ba với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Có lẽ chiến hạm Anh không nên hải hành bên trong 12 hải lý bất cứ « một đảo nhân tạo nào ở biển Đông ».
Tin mới
- Điện thoại di động, máy tính…: Giá năng lượng thực cho một ‘‘thế giới ảo’’ - 21/02/2018 17:23
- Thời tiết lạnh cóng khắp California, đe dọa mùa màng các vùng rau quả - 21/02/2018 05:47
- Mỹ-Hàn chuẩn bị tập trận sau Thế Vận Hội Pyeongchang - 20/02/2018 23:39
- Đức đình chỉ chế độ ưu đãi visa cho thủ tướng và chính phủ Cam Bốt - 20/02/2018 23:19
- Trung Quốc dùng chính sách "ngoại giao chủ nợ" để tăng cường sức mạnh trên biển - 20/02/2018 22:58
- Tại sao Kremlin không làm to chuyện người Nga bị Mỹ oanh kích ở Syria? - 20/02/2018 20:23
- Renew, đảng chống Brexit ra đời tại Anh - 20/02/2018 20:10
- Mỹ : Donald Trump ủng hộ việc kiểm tra lý lịch người mua súng - 20/02/2018 19:59
- Syria: quân chính phủ oanh kích làm hàng trăm thường dân chết và bị thương - 20/02/2018 19:40
- Tầu Cộng : Biến thức ăn gia cầm thành thuốc bổ cho người - 19/02/2018 22:34
Các tin khác
- Đồng bằng Cửu Long: Áp lực di cư do biến đổi khí hậu - 19/02/2018 19:49
- Bộ tứ Mỹ, Úc, Nhật, Ấn nghĩ đến một "con đường tơ lụa" khác - 19/02/2018 19:37
- Hội nghị an ninh Munich thảo luận về tình hình Syria - 19/02/2018 19:24
- Nạn nhân Do Thái thời Đức Quốc Xã : Ba Lan và Israel lại căng thẳng - 19/02/2018 19:16
- Pháp : Cải tổ ngành đường sắt, hồ sơ cực kỳ nhạy cảm - 19/02/2018 19:09
- Anh Quốc: Nạn sách nhiễu tình dục cũng khuấy động giải điện ảnh BAFTA - 19/02/2018 19:03
- Thảm sát ở Florida : Học sinh Mỹ kêu gọi biểu tình trên toàn quốc - 19/02/2018 18:56
- Philippines và Trung Quốc thảo luận về thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông - 19/02/2018 18:28
- Biển Đông: CSIS nghi Bắc Kinh xây trung tâm do thám trên bãi Đá Chữ Thập - 19/02/2018 01:19
- Hội nghị An ninh Munich: Nga gay gắt bác bỏ cáo buộc can thiệp vào Mỹ - 19/02/2018 00:52