Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hàng trăm triệu tấn phế liệu gây ô nhiễm nghiêm trọng tại Trung Quốc

china phelieu



Những ngọn đồi cao từ 20 đến 30 mét do chất phế thải gây ô nhiễm tạo thành (greenpeace.org)


Hôm nay, 02/04/2012, tổ chức bảo vệ môi sinh Greenpeace đã báo động ngay tại Bắc Kinh là hàng trăm triệu tấn chất phế thải từ các nhà máy phân bón đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tại nhiều vùng ở Trung Quốc.

Greenpeace đã trưng ra ảnh chụp từ trên không, cho thấy hàng chục ha chất phế thải ở một nơi tại Tứ Xuyên.

Theo Greenpeace, đây là một "quả bom nổ chậm" mà Bắc Kinh phải nhanh chóng tháo gỡ.

Từ năm 2001, Trung Quốc đã tăng gấp đôi khả năng sản xuất phân bón có chất phosphate, và đã dẫn đầu thế giới trong lãnh vực này, chiếm 40% tổng sản lượng thế giới.

Mặt trái tuy nhiên là sản xuất quá tải, chất gây ô nhiễm bị tồn đọng và nhất là chất phế thải được tàng trữ một cách nguy hiểm.

Từ Bắc Kinh,Thông tín viên Stéphane Lagarde nhận định :

“Đấy là một bãi đen to lớn gần nhà máy Hoành Đạt (Hondal), một trong các nhà sản xuất chất phosphate lớn ở Trung Quốc... Trên diện tích hơn 30 ha, bằng diện tích của quãng trường Thiên An Môn, là những ngọn đồi cao từ 20 đến 30 mét do chất phế thải gây ô nhiễm tạo thành.

Đó là những ngọn đồi bẩn thỉu mà các thành viên tổ chức Greenpeace Trung Quốc đã phân tích, và kết quả rất đáng sợ.

Hàm lượng chất độc hại trong chất thải công nghiệp ở gần các nhà máy, cao hơn rất nhiều so với những nơi chung quanh.

Nói cách khác, đất đã bị thấm các chất độc hại này. Theo Greenpeace, Trung Quốc đã có 300 triệu tấn chất thải có phosphate. Và hàng năm thì khối lượng này tăng thêm hàng chục triệu tấn.

Lượng phân bón sản xuất quá cao so với nhu cầu, cho nên cần phải kiểm soát phân bón xuất xưởng. Đấy là cách duy nhất để giảm chất thải gây ô nhiễm.

Greenpeace còn tiết lộ thêm nhiều nơi bị ô nhiễm khác ở Tứ Xuyên, nhiều vết đen khác nhìn thấy từ trên không thông qua hệ thống bản đồ của Google.

Cư dân ở gần các nơi đó đã thấy xuất hiện vết  cặn màu trắng khi họ đun sôi nước giếng.

Greenpeace cho biết là họ rất lo ngại cho sức khỏe của người dân."

Switch mode views: