Moon Jae In, vận hội mới trong quan hệ liên Triều ?
- Thứ Tư, 10 tháng Năm năm 2017 17:05
- Tác Giả: Tú Anh
Tổng thống tân cử Hàn Quốc Moon Jae In phát biểu sau kết quả bỏ phiếu, Seoul, ngày 9/05/2017.
Seo Myeong-gon /Yonhap via REUTERS
Trong 5 năm tới đây kể từ thứ Tư 10/05/2017, Hàn Quốc do một vị tổng thống cánh tả có chủ trương mềm dẻo và cởi mở với chế độ Bình Nhưỡng, lãnh đạo.
Liệu thay đổi chính trị này, lật qua trang sử « cứng rắn » của bà Park Geun Hye, sẽ giúp tình hình bán đảo Triều Tiên bớt căng thẳng, cho dù gây bất bình trong nội bộ Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ ?
Trong lễ nhậm chức, tân tổng thống Moon Jae In (Văn Tại Dần) tuyên bố ông là đại diện của mọi người dân Hàn Quốc chứ không phải chỉ riêng cho 41% cử tri ủng hộ ông.
Nhắc lại cam kết trong suốt mùa tranh cử, tân tổng thống Hàn Quốc cho biết sẵn sàng đi ra miền bắc để đối thọai với chính quyền Kim Jong Un nếu « hội đủ các điều kiện ».
Như vậy, kể từ hôm nay, Hàn Quốc đi theo một đường lối ôn hòa với Bắc Triều Tiên, khác với chính sách cứng rắn của nữ tổng thống bị truất phế Park Geun Hye, mà cũng là chủ trương của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cũng khác với người tiền nhiệm Barack Obama, tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ « đơn phương xử lý kể cả bằng vũ lực mối đe dọa của Bắc Triều Tiên ».
Theo lập luận của chế độ Bình Nhưỡng, vì lo sợ bị Mỹ tấn công, nên phải chế tạo bom hạt nhân để tự vệ.
Đường lên miền bắc gian nan
Ngoài sự kiện lật qua trang sử nhiệm kỳ tai tiếng của người tiền nhiệm, quá trình hoạt động của tân tổng thống Moon Jae In cho phép đông đảo dân chúng tin tưởng là ông là người của tình thế.
Sinh năm 1953, cha mẹ là người miền bắc tị nạn chiến tranh, luật sư nhân quyền Moon Jae In dành một thời tuổi trẻ tranh đấu chống độc tài Park Chung Hee, thân phụ của nữ tổng thống mới bị truất phế.
Ông cũng là người thân cận của cố tổng thống Roh Moo Hyun, tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Kim Jong Il - Roh Moo Hyun vào đầu tháng 10 năm 2007, tiếp nối chính sách « Vầng Thái Dương » của cố tổng thống Kim Dae Jung trong thập niên 1990.
Theo giới phân tích, các vị tổng thống cánh tả ở Hàn Quốc bắt chước mô hình « Ostpolitik » (chính sách hướng Đông) của thủ tướng Tây Đức Willy Brandt trong quan hệ với Đông Đức, trong thập niên 1970.
Một trong những quyết định đầu tiên của tân tổng thống ngay sau khi nhậm chức là bổ nhiệm ông Suh Hoon làm giám đốc cơ quan tình báo.
Sĩ quan tình báo gạo cội, từng tham gia vào kế hoạch tổ chức hai cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều, tuyên bố với báo chí là « còn quá sớm để nói đến thượng đỉnh lần ba nhưng đó là chuyện cần thiết ».
Hàn Quốc cũng cần đồng minh Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Moon Jae In cho rằng đã đến lúc Seoul phải có tiếng nói độc lập trong chính sách an ninh chung liên quan đến tồn vong của quốc gia.
Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo là tân tổng thống sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thứ nhất, theo chuyên gia Robert Kelly, đại học Busan, khác với tình hình 20 năm về trước, Bắc Triều Tiên ngày nay đã có bom hạt nhân và tên lửa.
Thứ hai, chủ trương hòa giải với Bình Nhưỡng là đi ngược xu hướng chung tại Hoa Kỳ, vẫn xem Bắc Triều Tiên là mối nguy hiểm thực thụ, đe dọa an ninh thế giới và sinh mạng của 28.000 quân Mỹ ở Hàn Quốc.
Các đơn vị này vừa bảo vệ Hàn Quốc, nhưng cũng vừa là một trụ cột trong chiến lược toàn cầu của Washington.
Hệ thống lá chắn chống tên lửa tầm trung cao THAAD đã được bố trí xong trước ngày bầu cử, đặt tân tổng thống Moon Jae In trước sự đã rồi.
Cuối cùng là nội bộ Hàn Quốc. Xem mọi nhượng bộ với Bắc Triều Tiên là nguy hiểm, các đối thủ của tân tổng thống tố cáo ông là « cảm tình viên » của cộng sản, cho dù ông sinh ở miền nam.
Cẩn trọng và để giải tỏa mọi ngộ nhận, vài giờ trước lễ tuyên thệ, ông Moon Jae In gặp các dân biểu bảo thủ của đảng Tự Do Hàn Quốc, những người lên án ông « giao nộp » đất nước cho Bắc Triều Tiên một khi lên nắm quyền.
Hư hư thực thực
Tuy nhiên, theo AFP, chính sách « Vầng Thái Dương » có thể phục vụ chiến lược của Mỹ.
Vào lúc mọi kết quả thăm dò ý kiến cho thấy ứng cử viên cánh tả chiến thắng, ngày 01/05 vừa qua, tổng thống Donald Trump, với tâm cơ khó lường, đột nhiên tuyên bố '' sẵn sàng tiếp Kim Jong Un'' .
Chuyên gia Hàn Quốc Cheong Seong Chang, viện Sejong lý giải : Washington và Seoul phối hợp đòn cương nhu đối phó với Bình Nhưỡng.
Ông Trump là cây gậy, ông Moon là củ cà rốt, để đòi Bình Nhưỡng tuân thủ nghị quyết Liên Hiệp Quốc, bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, một nhà ngoại giao ở Seoul cũng nói thế.
Vấn đề là liệu Kim Jong Un có thích ăn cà rốt hay không ?
Tin mới
- « Lính mới » Macron trên chính trường đối ngoại - 11/05/2017 22:30
- Donald Trump cách chức giám đốc FBI, gây sốc tại Washington - 11/05/2017 22:15
- Đức quyết đoạn tuyệt với quá khứ Quốc Xã và cải tổ quân đội - 11/05/2017 22:04
- Tổng thống tân cử Pháp bị áp lực của Bruxelles - 11/05/2017 13:58
- Giới đại gia Hàn Quốc trong « tầm nhắm » của tân tổng thống Moon Jea In - 11/05/2017 13:53
- Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên : Mục tiêu chung của Tập Cận Bình và Moon Jae In - 11/05/2017 13:24
- Mỹ sẽ đem hỏa tiễn Patriot đến các nước vùng Baltic - 10/05/2017 23:18
- Mỹ quyết định vũ trang cho lực lượng Kurdistan tại Syria - 10/05/2017 21:26
- Pháp : Đảng Xã Hội tranh cử lập pháp trong khủng hoảng nội bộ - 10/05/2017 20:06
- Tổng thống tân cử Pháp Macron muốn có một Châu Âu năng động hơn - 10/05/2017 17:28
Các tin khác
- Ngoại trưởng Nga tìm kiếm sự hỗ trợ của Donald Trump về Syria - 10/05/2017 16:37
- Cuộc thi bánh mì ngon nhất Paris - 10/05/2017 02:32
- Hoa mướp, món ăn thời thượng ở Pháp - 10/05/2017 01:52
- Pháp : Chính sách đối ngoại của Emmanuel Macron - 09/05/2017 23:18
- Kinh tế Pháp : Những thách thức cao như núi đang chờ đợi Macron - 09/05/2017 23:08
- IS tung video chặt đầu điệp viên Nga - 09/05/2017 18:33
- Liên Minh chống Daech bàn kế hoạch hành động - 09/05/2017 15:09
- Bầu Quốc Hội Pháp : Cựu thủ tướng Valls "Tiến Bước" theo Macron - 09/05/2017 15:02
- « MacronLeaks » : Tin tặc có phải từ Nga như bầu cử Mỹ ? - 09/05/2017 14:53
- Mỹ và Bắc Triều Tiên gặp nhau tại Na Uy - 09/05/2017 14:07