Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc khiến Úc thiếu sữa cho trẻ em

lait Uc

Sau vụ sữa Trung Quốc bị nhiễm độc, các loại sữa nước ngoài rất được người tiêu dùng ở Hoa lục yêu chuộng ©Stéphane Lagarde / RFI

Công ty Bellamy’Organic chuyên sản xuất sữa « bio » của Úc hôm nay, 11/11/2015, thông qua trang Facebook của công ty, đã phải xin lỗi khách hàng Úc vì không mua được sữa cho trẻ em tại siêu thị.

Nguyên nhân là người Trung Quốc đã mua hết nhân dịp khuyến mại đặc biệt trên trang bán hàng trực tuyến Tmall của tập đoàn Alibaba nhân ngày lễ độc thân « 11/11 » tại Trung Quốc.

Ngày 11/11 được coi là ngày độc thân vì đây là ngày duy nhất có tới bốn số « 1 » đi liền nhau.
Từ năm 2009, tập đoàn Alibaba luôn nhân cơ hội này để tăng doanh thu bằng những chương trình khuyến mại với mục đích « an ủi người độc thân » song thực ra để thu hút mọi khách hàng.

Chỉ trong vòng 12 giờ ngày hôm nay, khách hàng trực tuyến trung Quốc đã chi hơn 8 tỉ euro trên trang bán hàng trực tuyến Tmall thuộc tập đoàn Alibaba. Và sữa bio của công ty Úc nằm trong danh sách những sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất.

Trên trang Facebook, công ty Bellamy’Organic chia sẻ sự bực tức của các bậc phu huynh khi không mua được sữa cho con : « Chúng tôi biết là vào thời điểm này rất khó tìm được các sản phẩm của công ty và chúng tôi xin tiếp thu những lời chỉ trích.
 Việc các sản phẩm của công ty được thu mua độc quyền để bán lại tại nước ngoài là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu hàng » tại Úc.

Nhu cầu mua sữa nước ngoài tăng đột biến tại Trung Quốc từ sau hàng loạt vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm.
Năm 2008, sáu trẻ sơ sinh bị chết và khoảng 300.000 bé khác bị ốm vì sữa sản xuất trong nước có chứa chất melanine.

Nhà phân tích Angus Nicholson phát biểu với AFP : « Lượng mua đạt đỉnh điểm vào tuần này nhờ các chương trình giảm giá ưu đãi nhân ngày lễ độc thân.
Gần như không thể tìm thấy sữa giành cho trẻ em tại Úc và New Zealand. Tất cả đều được xuất sang Trung Quốc ».
Ông cũng nhấn mạnh : « Một số công ty khác của Úc, như nhà bào chế vitamine và thực phẩm chức năng Blackmore, cũng gặp phải trường hợp tương tự ».


Switch mode views: