Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hoa Kỳ muốn đặt căn cứ hải quân thường trực tại Úc

Australia-army


Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ vừa đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012.REUTERS/Australian Department of Defence

Trong một động thái được cho là sẽ khiến Bắc Kinh bực tức, Washington đã mở đàm phán với Canberra về hợp tác Hải quân, trong đó có việc cho chiến hạm Mỹ đồn trú thường xuyên tại Úc.

Chính Tư lệnh Hải quân Mỹ, đã tiết lộ tin trên vào hôm qua 10/02/2015 nhân chuyến ghé thăm nước Úc.

Trong diễn văn tại một trường đại học ở Canberra, thủ đô Úc, Đô đốc Jonathan Greenert xác nhận : Chúng tôi (tức là Mỹ) đang cùng với Quân đội Úc nghiên cứu các phương án khả thi cho hoạt động hợp tác Hải quân ngay tại Úc và xung quanh nước Úc, trong đó có cả việc cho tàu đồn trú (tại Úc).

Theo Tư lệnh Hải quân Mỹ, các căn cứ hải quân ở Úc sẽ là nơi tiếp nhận chiến hạm thuộc các Hải đội Sẵn sàng Đổ bộ (Amphibious Ready Group), có nhiệm vụ hỗ trợ cho lực lượng Đặc nhiệm không-bộ chiến của Thủy quân lục chiến (Marine Air Ground Task Force).
Các hải đội này sẽ bao gồm một tàu đổ bộ tấn công lớn và hai tàu chở trực thăng nhỏ.

Tư lệnh Hải quân Mỹ tuy nhiên không nói rõ việc đồn trú chiến hạm đó được hình thành trên cơ sở thường trực hay luân phiên, và cũng không nói là ở đâu.

Thế nhưng, theo hãng tin Mỹ Bloomberg, nhân chuyến thăm Úc khởi sự từ đầu tuần này, Đô đốc Greenert đã đi thị sát một số cảng quân sự của Úc, và ông đặc biệt chú ý một quân cảng ở Darwin, miền Bắc Úc, xem xét khả năng cảng này tiếp nhận các tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ.

Từ ngày Mỹ chính thức thực hiện chiến lược xoay trục qua Châu Á-Thái Bình Dương, cảng Darwin nhìn ra Biển Đông, đã đóng một vai trò quan trọng. Từ năm 2012, thành phố này đã tiếp nhận hàng trăm lính Thủy quân lục chiến, thay phiên nhau đến đồn trú.

 Từ 200 người lúc ban đầu, lực lượng Mỹ tại Darwin đã lên đến 1.100 người vào năm ngoái, và sắp tới đây sẽ lên đến 2500.

Chiến lược xoay trục qua châu Á của Mỹ đã bị Bắc Kinh cực lực chỉ trích, xem đấy là chính sách kềm hãm, không cho quân đội Trung Quốc mở rộng hoạt động ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Theo giới quan sát, Bắc Kinh chắc chắn sẽ theo dõi sát sao các cuộc đàm phán Mỹ-Úc về việc tăng cường hợp tác Hải quân, và sẽ tìm kế gây sức ép, đặc biệt là trên Úc, để hạn chế quy mô.


Switch mode views: