Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Putin đến Ai Cập để cố tăng cường ảnh hưởng của Nga

poutine egypte


Ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin ở trung tâm thủ đô Cairo, Ai Cập. Ảnh chụp ngày 09/02/2015.REUTERS/Asmaa Waguih

Tổng thống Nga Vladimir Putin tối nay 09/02/2015 đến Cairo để cố gắng làm tăng thêm ảnh hưởng của Matxcơva lên Ai Cập, đất nước mà quan hệ với đồng minh lớn Hoa Kỳ đang trở nên u ám do việc đàn áp đẫm máu tất cả các phong trào đối lập.

Các chuyên gia cho rằng quốc gia Ả Rập đông dân nhất, đồng minh truyền thống của Washington, nằm trong số các nước mà Nga đang cố đưa vào vòng ảnh hưởng ngoại giao và kinh tế của mình, trong bối cảnh Matxcơva đang bị cô lập và chỉ trích vì cuộc khủng hoảng Ukraina.

Chuyến công du hai ngày này là lần viếng thăm chính thức Ai Cập đầu tiên của ông Putin từ 10 năm qua.

Năm 2005, Putin đã gặp gỡ nhà độc tài Hosni Mubarak ở Cairo.
Ông Mubarak đã phải từ chức vào đầu năm 2011 do cuộc cách mạng phong trào Mùa xuân Ả Rập.

Tân Tổng thống Abdel Fattah Al Sissi, cựu Tư lệnh tối cao kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập đã lên nắm quyền sau khi cách chức và bắt giữ người tiền nhiệm, Tổng thống phe Huynh đệ Hồi giáo Mohamed Morsi.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án ông Sissi lãnh đạo một chế độ còn đàn áp hơn cả thời ông Mubarak.

Từ khi ông Morsi, Tổng thống được bầu lên một cách dân chủ tại Ai Cập bị cách chức, cảnh sát và quân đội đã giết hại hơn 1.400 người biểu tình ủng hộ Morsi, trên 15.000 người bị bắt giam và hàng trăm người bị kết án tử hình trong các phiên tòa hàng loạt diễn ra một cách vội vã.

Ông Sissi đắc cử vẻ vang tháng 5/2014, nhưng trước đó ông đã loại tất cả các phe đối lập ra khỏi chính trường, từ Hồi giáo, thế tục cho đến những người có tư tưởng tự do, nhất là phong trào thanh niên cách mạng năm 2011.

Năm 2013, các nước phương Tây bắt đầu dè dặt tố cáo nạn trấn áp thô bạo, và Washington, nhà tài trợ chính cho Cairo đã tạm ngưng viện trợ.

Số viện trợ này chủ yếu là về quân sự, được tái lập năm 2014, và ông Sissi, đã trở thành Tổng thống, được tiếp đón long trọng tại nhiều thủ đô Châu Âu trong đó có Paris và Roma.

Matxcơva, vốn chưa bao giờ chỉ trích về nhân quyền từ khi ông Morsi bị lật đổ, đã xuất hiện vào mùa hè 2013 với tư cách một nước không thuộc thế giới Ả Rập ủng hộ tân chính quyền gốc quân đội.

 Lúc còn là Bộ trưởng Quốc phòng, ông Sissi đã từng đến Matxcơva tháng 2/2014, và sau khi lên làm Tổng thống, ông đã gặp gỡ ông Putin tại tư dinh mùa hè của Tổng thống Nga ở Sotchi tháng 8/2014.

Ngay từ cuộc gặp đầu tiên, hai lãnh đạo đã bàn bạc về việc chuyển giao vũ khí Nga cho Ai Cập, nước đang phải chịu đựng một làn sóng tấn công chưa từng thấy từ các nhóm thánh chiến vào lực lượng an ninh, để trả thù cho việc đàn áp những người biểu tình Hồi giáo.

Anna Borshchevskaya, chuyên gia về Nga thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Cận Đông của Washington phân tích :
« Putin tiếp tục thủ lợi từ thái độ nhập nhằng và mâu thuẫn của phương Tây về Trung Đông.
Khi Washington chỉ trích sự thụt lùi của Ai Cập về dân chủ, việc này mở ra cánh cửa cho Putin để tăng cường ảnh hưởng Nga, gây bất lợi cho Mỹ ».

Điện Kremli hôm qua cho biết : « Hai nhà lãnh đạo sẽ đặc biệt chú ý đến việc tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế giữa hai nước, với việc ký kết các hợp đồng đầu tư ».

Vấn đề hợp tác cũng là đề tài trung tâm được bàn bạc, mà theo Matxcơva, chủ yếu là « củng cố việc hợp tác chống khủng bố quốc tế ».
Hai nguyên thủ cũng sẽ đề cập đến các cuộc xung đột tại Syria, Irak, Libya và cuộc khủng hoảng Israel-Palestine.

Hồi tháng 9/2014, báo chí Nga khẳng định Ai Cập và Nga đã thỏa thuận về việc chuyển giao các hệ thống phòng không, trực thăng và chiến đấu cơ trị giá 3,5 tỉ đô la, do Ả Rập Xê Út tài trợ.
Từ đó đến nay, không có tin tức gì thêm về chủ đề này.


Switch mode views: