Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hungary bỏ đói, dồn người xin tị nạn vào đường cùng

migrants-hungary-referendum

Từ Serbia, nhiều di dân chui qua hàng rào dây thép gai ở biên giới để sang Hungary.REUTERS/Bernadett Szabo/File photo

Liên Hiệp Châu Âu đang đối phó với cuộc khủng hoảng di dân nghiêm trọng.

Hungary là quốc gia có những quy định tiếp nhận di dân được coi là ngặt nghèo hiếm thấy ở châu Âu.
Trong tuần này, trên các mạng xã hội lan truyền câu chuyện về một mục sư phẫn nộ trước việc nhà chức trách nước này « bỏ đói » nhiều người xin tị nạn.

Từ Budapest, thông tín viên RFI Florence La Bruyère cho biết chi tiết:

« Mục sư Tin lành Gabor Ivanyi có tiếng hay giúp đỡ người vô gia cư, người Di-gan (Tsigan), di dân và người tị nạn.
Trong một đoạn vidéo được đăng tải trên trang web của báo HVG, người ta thấy vị mục sư có bộ râu bạc trắng này tới trại tị nạn Röszke, ở miền nam nước Hung.
 Ông mang bánh mỳ, cá hộp và táo cho các di dân.

Mục sư tiến tới lối vào trại tị nạn, được bao quanh bằng hàng rào dây thép gai.
Nhưng những người lính gác cổng không cho ông vào. Nhìn thẳng vào ống kính caméra, mục sư Gabor Ivanyi giải thích ông đã đề nghị với bộ trưởng Nội Vụ Hungary cho ông vào thăm trại tị nạn.

Vị mục sư không hài lòng về việc nhà chức trách bỏ đói nhiều người xin tị nạn.
Ông thương xót họ và nói : « Đất nước chúng ta đang rời xa châu Âu »

Trả lời cho câu hỏi tại sao nhà chức trách Hung lại quyết định tước đi các bữa ăn của một số người xin tị nạn, thông tín viên Florence La Bruyère giải thích :
« Biện pháp này, theo cổng thông tin độc lập Index, có nguồn gốc từ một quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07 vừa qua.

Quy định này cho phép nhà chức trách tự động loại hồ sơ của những người xin tị nạn mà không cần qua khâu kiểm tra hồ sơ, với cái cớ là họ không đến trực tiếp từ các nước mà ở đó quyền tự do của họ bị đe dọa.

Hiện nay ở Hungary chỉ có rất ít người xin tị nạn : 133 người tập trung tại hai trại tị nạn ở miền nam nước này, chủ yếu là các gia đình, những người ốm đau bệnh tật và người tàn tật.  Họ đã chờ đợi 1 năm tại Serbia, bởi vì mỗi ngày chính quyền Hungary chỉ cho 2 người đặt chân vào lãnh thổ.

Nhưng ngay cả những di dân hợp pháp này cũng không được hoan nghênh chào đón.
 Chính quyền bắt đầu áp dụng luật mới vào ngày 08/08, khi nhà chức trách từ chối đơn xin tị nạn của hai gia đình người Afghanistan và hai người Syria.

Trong khi chờ đợi bị trục xuất ngược trở lại Serbia, những người này ở trong trại tập trung. Nhưng Nhà nước Hungary cho rằng vì giờ đây họ là những di dân bất hợp pháp nên không cần phải nuôi họ nữa ».

Theo thông tín viên Florence La Bruyère, những di dân này có thể kiện nhà chức trách Hung ra tòa :

« Tổ chức nhân quyền Hungary có tên Ủy ban nhân quyền Helsinky đã bảo vệ miễn phí quyền lợi cho họ.
 Tổ chức này đã ngay lập tức đệ đơn kiện lên Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasbourg.
Ba ngày sau, Tòa ra lệnh cho Nhà nước Hungary phải cung cấp thức ăn cho những di dân này và nhà chức trách Hung đã buộc phải thi hành phán quyết của tòa án.

Tuy nhiên, các phán quyết của Tòa án nhân quyền châu Âu chỉ liên quan tới những người đệ đơn kiện, chứ không có hiệu lực đối với mọi di dân ở Hung.
Hiện nay, đang có 8 người xin tị nạn bị bỏ đói.
Mỗi khi Tòa án Nhân quyền châu Âu ra phán quyết, lại có những di dân khác bị chính quyền Hungary bỏ đói.
 Lại đến lượt những người này đi kiện. Và mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy. »

Trên các mạng xã hội, Ủy ban nhân quyền Helsinky cho rằng « trò vô liêm sỉ » của nhà chức trách Hungary là nhằm mục đích đẩy người xin tị nạn đến bước đường cùng, buộc họ phải tự bỏ sang Serbia.
Nếu họ không muốn rời trại tập trung, chính quyền Hungary rất khó trục xuất họ sang Serbia vì phải được Belgrade bật đèn xanh, và thường thì Belgrade từ chối làm điều này.
Hiện nay, chính phủ Hungary buộc phải xét đơn xin tị nạn của di dân quốc tế theo đúng thủ tục. Vì thế, đối với Budapest, cách duy nhất để « rũ bỏ » di dân là buộc họ phải tự rời đi.

Đức : ngày càng nhiều di dân xin được việc làm

Theo số liệu Cơ quan lao động liên bang Đức công bố hôm 21/08/2018, số di dân, người tị nạn tìm được việc làm đã tăng.
Hiện có gần 1,5 triệu di dân, người tị nạn tại Đức, đa phần tới từ Syria, Afghanistan, Somali. 300.000 người trong số này đã tìm được việc làm, nhiều hơn 88.000 người so với hè năm 2017.

Từ Berlin, thông tín viên RFI Nathalie Versieux giải thích :

« Theo Cơ quan lao động liên bang, những người đàn ông còn trẻ sẽ dễ có cơ hội hòa nhập hơn.
Trong thời gian chờ đợi xin việc, đa phần họ đã học được tương đối khá tiếng Đức để theo một khóa đào tạo nghề hoặc đi làm nếu bằng cấp của họ được công nhận tại thị trường lao động Đức.

Lực lượng nhân công này, sẵn sàng chấp nhận làm những công việc mà không mấy người Đức muốn làm, chẳng hạn chăm sóc người cao tuổi hay làm nghề thủ công. Sự đóng góp của họ rất đáng quý vì thị trường lao động đang thiếu hụt nhân lực có tay nghề.

Tại Đức, ngày càng có nhiều ý kiến đòi tạo cơ hội cho những người xin tị nạn trẻ tuổi được học nghề hoặc được phép làm việc để họ có thể ở lại nước Đức, ngay cả khi họ đã bị bác đơn xin tị nạn.
Đặc biệt là các dân biểu đảng Xã hội-Dân chủ đề nghị thiết lập một hệ thống chuyển đổi theo đó người xin tị nạn trở thành người xin gia nhập thị trường lao động.
Nhưng ý tưởng này vẫn vấp phải sự phản đối gay gắt của các dân biểu bảo thủ của Bayern trong liên minh cầm quyền ».

Tây Ban Nha : Bilbao và mạng lưới hỗ trợ di dân

Đa phần di dân quốc tế tới châu Âu qua ngả Tây Ban Nha.
Tại Bilbao, một thành phố lớn ở xứ Basque, người ta thấy di dân quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều.

Vốn nổi tiếng về các hoạt động tương trợ đoàn kết, mạng lưới cứu trợ nhân đạo rất phát triển ở xứ Basque.
 Nhờ thế, di dân nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, hiệp hội.
Chẳng hạn, từ ba tháng nay, Hiệp hội « Chào đón di dân » giúp đỡ 130 người tới từ châu Phi hạ Sahara.

Từ Bilbao, đặc phái viên RFI Diane Cambon gửi về bài phóng sự :

« Tại sân trường, trong khi chờ bữa ăn tối, khoảng 20 người châu Phi chơi bóng.
 Trường tiểu học của khu phố bình dân Santuxtu nay đã được cải tạo thành một trung tâm xã hội, nơi tạm cư của những di dân trên 18 tuổi.
Tất cả họ đều cập bờ biển Tây Ban Nha trên những chiếc xuồng cao su, rồi họ được đưa tới thành phố Bilbao trên chững chiếc xe car mà nhà chức trách thuê riêng để chở họ. Nhưng khi tới nơi, họ phải nhanh chóng tự xoay xở.

May mắn cho họ, hơn một trăm tình nguyện viên ở Bilbao đã tập hợp lại để giúp đỡ họ, như cô Marta, một tình nguyện viên chia sẻ :
« Chúng tôi đã thành lập cở này, chúng tôi phải tự lo tài chính, chúng tôi học cách làm, từng chút, từng chút một.
 Có những di dân chẳng biết phải làm gì, chỉ biết hy vọng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp hơn.

Chúng tôi ở đây để đồng hành cùng họ, tạo ra những sơi dây kết nối họ với cư dân nơi đây, với thành phố.
Chúng tôi rất xúc động khi thấy tình đoàn kết giữa các khu phố được dần dần được hình thành. Mọi chuyện không nên dừng ở đây. Chúng tôi hy vọng tình đoàn kết sẽ không mất đi. »

Trong số các di dân, anh Zacharia, người Camerun, 29 tuổi được cử làm bếp trưởng.
Chính anh là người phụ trách nấu ăn cho 130 người, với các loại thực phẩm do người dân trong khu phố quyên góp.
Anh hy vọng sẽ được cấp quy chế tị nạn chính trị, nhưng Zacharia sẽ phải chờ 6 tháng mới tới ngày hẹn đầu tiên với nhà chức trách. Điều này khiến anh lo ngại.

Chính quyền xứ Basque đã hứa quan tâm tới số phận của các di dân này, nhưng thường thì rất ít di dân chọn ở lại đây.
 Đa phần quyết định tiếp tục hành trình đi tới Bắc Âu, cho dù có được hỗ trợ hay không.

Venezuela : Khủng hoảng di dân ảnh hưởng tới hợp tác trong khu vực

Sự sụp đổ của nền kinh tế Venezuela đã trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Theo Liên Hiệp Quốc, 2,3 triệu người Venezuela đã phải rời bỏ đất nước để sang kiếm sống ở một nước khác trong hai năm qua.
Từ Rumichaca, một vùng ở Ecuador giáp ranh với Colombia, đặc phái viên RFI Marie-Eve Detoeufch cho biết thêm chi tiết :

« Các quốc gia Nam Mỹ dường như bất ngờ trước làn sóng di dân chưa từng có.
Từ ngày 18/08, Ecuador yêu cầu di dân Venezuela trình hộ chiếu. Quyết định đơn phương này đi ngược lại các thỏa thuận hiện hành trong khu vực.
Quito thậm chí còn không thông báo điều đó với Colombia, nước tiếp nhận rất đông di dân Venezuela.
 Giờ lại đến lượt Peru muốn cấm di dân Venezuela không có hộ chiếu đặt chân lên lãnh thổ nước này kể từ ngày 25/08.

Tất cả các nước đó đều phải đối phó với khủng hoảng di dân, trong khi họ đều đề cao hợp tác trong khu vực.
 Liên Hiệp Quốc và tổ chức các quốc gia châu Mỹ OEA cũng vậy.
Nhưng điều lạ lùng là tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres lại rất kín tiếng về chủ đề này.

Còn tổng thư ký của tổ chức các quốc gia châu Mỹ OEA, ông Luis Almagro lại muốn tái lập dân chủ ở Venezuela, đồng nghĩa với việc buộc tổng thống Maduro ra đi.Mục tiêu chính trị này đã khiến họ quên lãng công tác nhân đạo.

 Di dân Venezuela gặp nhiều cản trở khi sang các quốc gia trong khu vực và những người bị mắc kẹt tại biên giới giữa Ecuador và Colombia đang phải gánh chịu hậu quả. »

Switch mode views: