Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bắc Kinh muốn siết chặt quan hệ với Bình Nhưỡng, bất chấp hồ sơ nguyên tử

xi kim

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh chụp màn hình website express.co.uk)
(Capture d'image express.co.uk)

Tình hữu nghị lâu dài giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là một « tài sản vô giá » đối với nhân dân hai nước.

Bắc Kinh đã tuyên bố như trên về cuộc gặp gỡ hôm qua 17/11/2017 tại Bình Nhưỡng giữa đặc sứ Tống Đào (Song Tao) và một quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên, và không hề nêu cuộc khủng hoảng do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng gây ra.

Trong thông cáo ngắn được báo chí Trung Quốc công bố hôm nay, Ban liên lạc đối ngoại Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết trưởng ban là ông Tống Đào, thay mặt chủ tịch Tập Cận Bình, đã hội đàm với đại diện Bắc Triều Tiên Choe Ryong Hae tại Bình Nhưỡng.

 Tống Đào đã thông báo kết quả Đại hội Đảng 19, và hai bên đã thảo luận về quan hệ Trung-Triều.

Thông cáo cho biết đôi bên « khẳng định tình bằng hữu lâu đời đã được các cựu lãnh đạo hai nước xây dựng và bồi đắp, là tài sản vô giá (…).
Hai bên cần chung sức đào sâu quan hệ, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước ».
Bản thông cáo của Bắc Kinh không hề nhắc đến chương trình vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên, mà Trung Quốc và thế giới đều phản đối.

Còn hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA loan báo ông Tống Đào đã thông báo « chi tiết » về Đại hội 19, nhấn mạnh ý hướng của Trung Quốc nhằm duy trì và phát triển tình hữu nghị lâu dài Trung-Triều.

Thời gian lưu lại Bình Nhưỡng của ông Tống Đào, cũng như việc đặc sứ của Tập Cận Bình có gặp gỡ Kim Jong Un hay không, đều không được thông báo.
Hôm qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã từ chối trả lời

AFP dẫn nhận định của chuyên gia Yuan Jingdong, trường đại học Sydney, rằng không nên chờ đợi kết quả nào đáng kể của chuyến đi này, có thể chỉ là những cam kết chung chung.
Chuyên gia Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington còn cho rằng « Trung Quốc không hề có ảnh hưởng gì đối với chính trị Bắc Triều Tiên, quan hệ đôi bên hết sức căng thẳng ».

Một số nhà quan sát khác đoán rằng Bắc Kinh chỉ có thể khuyến dụ Bình Nhưỡng đừng leo thang, chứ không phải giải trừ hạt nhân
Tuần trước, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng việc Bắc Kinh gởi đặc sứ đến Bình Nhưỡng là « một động thái quan trọng », và kêu gọi Trung Quốc tăng cường áp lực lên Bắc Triều Tiên.

Hôm qua ở Genève, đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Han Tae Song đã bác bỏ mọi thương lượng với Washington về chương trình nguyên tử và đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Chính quyền Bắc Triều Tiên đưa ra điều kiện là Hoa Kỳ phải từ bỏ chính sách thù địch và chấm dứt các cuộc tập trận nhắm vào Bình Nhưỡng.

Switch mode views: