Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thế giới đón mừng lễ Giáng Sinh 2015

Giáng Sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế được đón mừng ở hầu hết mọi nước dù không có đa số dân chúng theo Thiên Chúa Giáo và năm nay tình hình cũng như thế.

XMas-Seoul

Thanh niên Nam Hàn hóa trang làm Santa Claus tham gia một sinh hoạt từ thiện cổ vũ trợ giúp cho người nghéo ở Seoul, Nam Hàn, hôm Thứ Năm 24/12. (Hình: Chung Sung-Jun/Getty Images)

Tất cả mọi nơi đều có chung một điểm là dân chúng mua sắm tấp nập từ áo quần mới, các loại hàng nhu yếu phẩm đến  những mặt hàng đặc biệt chỉ có thể tiêu thụ hay sử dụng riêng vào mùa lễ cuối năm này.

Hình thức mừng lễ Giáng Sinh rất khác nhau ở các quốc gia và tùy theo mỗi dân tộc, nhưng do một yếu tố chính là thời tiết.

Cảnh tượng tiêu biểu về ngày Giáng Sinh tuyết trắng (White Christmas) chỉ có thể thấy tại những nước miền ôn đới hay hàn đới ở Bắc Bán Cầu.
Cũng không phải năm nào tại những nơi ấy đều có cảnh tuyết phủ trắng trên mái nhà, đường xá và đồng ruộng, hầu hết đó chỉ là hình ảnh truyền thống mà người ta ước mong, và bất kẻ rất nhiều phiền toái khác do từ thời tiết ấy đem lại,

Những nước miền nhiệt đới cùng lắm là thời tiết tương đối mát mẻ vào cuối năm, nếu lạnh cũng hiềm có tuyết ngoại trừ những vùng cao nguyên và núi cao.
Còn tất cả những quốc gia ở Nam Bán Cầu, lễ Giáng Sinh là thời gian đầu mùa hạ và do đó chẳng bao giờ có tuyết lúc này. Nhưng không phải vì vậy mà lễ Giàng Sinh kém vẻ tưng bừng nhôn nhịp.

Ở Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước Âu Châu, ngày lễ Giáng Sinh chủ yếu là dịp xum họp trong gia đình.
Nhiều người ở xa trở về làm cho thời gian trước lễ, đường lộ luôn kẹt xe và các phi cảng đầy hành khách đi lại.

 Bữa ăn tối đêm Giáng Sinh lý tưởng nhất là tại nhà rồi sau đó tín đồ Thiên Chúa Giáo có thể đến dự thánh lễ nửa đêm.
Để thuận tiện cho mọi người, một số nhà thờ bây giờ tổ chức thánh lễ sớm hơn thay vì đúng nửa đêm.
 Những ngày nghỉ sau đó mới là thời gian chính để người ta đi chơi xa. Như thế đêm lễ Giáng Sinh đường phố vắng vẻ với  hầu hết các cửa hàng đều đóng.

Ngược lại ở những quốc gia miền nhiệt đới, đêm lễ Giáng Sinh là thời điểm phố phường đông vui nhôn nhịp nhất trong năm. Tại tất cả các thành phố ở Việt Nam, dân chúng kéo nhau ra đường không cần phải định trước là đến đâu.

Các trang mạng và báo chí trong nước đều đưa ra những hình ảnh đường phố đầy ánh sáng, xe hơi, xe máy và người chen chân chật cứng trên đường.

Tờ Thanh Niên cho biết “Người Hà Nội đổ xô ra đường đón Noel, phố phường tắc nghẽn.
Các dịch vụ gửi xe và quán nước ăn theo khu vực vỉa hè khiến đường phố lộn xộn hơn. Tiền gởi xe gia tăng tới giá 'cắt cổ' 40,000 đến 50,000 đồng/xe máy hay xe đạp điện.”

Cũng theo tờ báo này dù lưc lượng cảnh sát đã được tăng cường để bảo vệ an ninh trật tự,  vẫn không ít người vi phạm luật lệ giao thông bất cứ khi nào có thể được vì quá nóng ruột với tình trạng kẹt xe.

VNExpress đăng rất nhiều hình ảnh thể hiện “không khí Noel tràn ngập thủ đô.”
Từ buổi chiều gần tối, dòng người Hà Nội đổ dồn về khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm và Nhà Thờ Lớn cùng các trung tâm thương mại đã tăng lên rất nhanh gây cảnh ùn tắc nặng nề.

Đây cũng là dịp để các siêu thị, những trung tâm thương mại lớn quảng cáo, khuyến mãi, thu hút khách hàng. Với sự phổ biến của máy chụp hình và điện thoại smartphone, thanh niên nam nữ tha hồ ghi lại những hình ảnh kỷ niệm tại khấp nơi vào đêm lễ này.

Tờ Thanh Niên nói rằng tình hình tương tự cũng có tại Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, vì đặc biệt năm nay thời tiết rất tốt, không quá nóng và không đâu có mưa trong đêm Noel.

Brazil là một quốc gia ở Nam Bán Cầu và Giáng Sinh là thời đểm thời tiết rất nóng bức nên bãi biển là nơi đến của dân chúng. Trẻ con mong chờ được quà của Ông Già Noel, và người tuyết được thay thế bằng người cát đắp trên bãi biển.  

Australia cũng vậy và đêm Giáng Sinh tại đây có cùng không khí và những sinh hoạt giống như các nước miền nhiệt đới.

Ấn Độ chỉ có 2.3% dân theo đạo Thiên Chúa nhưng truyền thống và nghi lễ tổ chức lễ Giáng Sinh đã có quá trình chịu ảnh hưởng lâu dài của Tây Phương.
Do đó không chỉ tín hữu Thiên Chúa Giáo mà những  người dân khác cũng trang trí nhà cửa bằng đèn, cây thông X'Mas và mua sắm các loại bánh, trái cây, kẹo.

Indonesia là một quốc gia Hồi Giáo nhưng có khoảng 20 triệu theo đạo Thiên Chúa. Những trung tâm thương mại ở các thành phố có cảnh trang hoàng rực rỡ và mua sắm tấp nập. Các cộng đồng Thiên Chúa Giáo mừng lễ Giáng Sinh với nhiều sinh hoạt sôi động, dân chúng trang phục sặc sỡ và nhảy múa đón chào.

Nam Hàn là nước miền ôn đới, thời tiết lạnh vào dịp lễ Giáng Sinh và thường có tuyết ở nhiều nơi.
 Với khoảng 30% dân chúng theo đạo Thiên Chúa, lễ Giáng Sinh tại quốc gia này diễn ra rầm rộ nhất trong các nước Á Châu.
Nam Hàn cũng là nước Á Châu duy nhất công nhận Giáng Sinh là một ngày nghỉ lễ chính thức trong năm.

Tại Âu Châu, Ý và Tây Ban Nha là hai xứ có đa số dân theo đạo Công Giáo Vatican, nhưng do thời tiết không lạnh nên những sinh hoạt của ngày lễ Giáng Sinh có nhiều phần không giống các nước Bắc Mỹ và Âu Châu khác. (HC)

Switch mode views: