Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hóa chất độc hại có khả năng gây tổn hại não bộ trẻ em


embeSự gia tăng một số chứng rối loạn não bộ trẻ em, trong đó có rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, tính hiếu động thái quá, hiện tượng đọc khó, chứng liệt não, và chứng rối loạn tự kỷ, có thể là kết quả của việc sử dụng quá nhiều các hóa chất độc hại trên khắp thế giới

Các chuyên gia kêu gọi đưa ra một chính sách chung để hạn chế việc sử dụng các hóa chất công nghiệp độc hại mà họ nói là gây “dịch bệnh thầm lặng” về rối loạn não bộ trẻ em trên khắp thế giới. Các khoa học gia kêu gọi có hành động khi xác định được thêm nhiều hóa chất gọi là chất độc thần kinh mà phần lớn vẫn chưa được kiểm soát.

Sự gia tăng một số chứng rối loạn não bộ trẻ em, trong đó có rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, tính hiếu động thái quá, hiện tượng đọc khó, chứng liệt não, và chứng rối loạn tự kỷ, có thể là kết quả của việc sử dụng quá nhiều các hóa chất độc hại trên khắp thế giới.

Trong bảy năm vừa qua, các nhà khảo cứu đã xác định được sáu hóa chất mới được chứng minh là có khả năng gây tổn hại não bộ của các phôi người đang phát triển cũng như của trẻ em. Phát hiện này đã gia tăng con số các bệnh được xác định là do những hóa chất gây độc cho hệ thần kinh lên 12 trường hợp. Các chuyên gia ước tính là cứ sáu trẻ em trên thế giới thì có một em bị rối loạn trong việc phát triển thần kinh.

Bác sĩ nhi khoa Philip Landrigan- chủ tịch ủy ban Y khoa phòng ngừa tại Trường Y khoa Mount Sinai ở New York - nói rằng, phơi nhiễm hóa chất gây độc hại cho thần kinh là một vấn đề nghiêm trọng đạt tới tầm vóc dịch bệnh.

“Thương tổn tới não bộ con người vào lúc đầu đời dẫn tới những vấn đề giống như mất hệ số thông minh (IQ), thời gian chú ý ngắn, cùng các vấn đề về hành vi cử chỉ. Và những tác dụng này đa số có khuynh hướng trở thành vĩnh viễn.”

Theo dõi các tài liệu khoa học và hàng trăm cuộc khảo cứu, ông Landrigan, cùng với ông Phillipe Grandjean thuộc Trường đại học miền Nam Đan Mạch, phát hiện ra rằng con số các hóa chất bị nghi là gây ra những hiện tượng bất thường trong các vấn đề về phát triển thần kinh ở trẻ em cũng đã gia tăng từ 202 tới 214 trường hợp. Cả hai ông nói rằng có khoảng 80.000 hóa chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi, và những hóa chất này chưa bao giờ được xét nghiệm về mức độ an toàn của chúng.

Các hóa chất độc hại này bao gồm những chất làm chậm bắt lửa được sử dụng trong việc sản xuất nệm, khăn trải giường, thảm, quần áo, và đồ chơi, cũng như các hóa chất để hòa tan ở các loại thuốc để tẩy rửa hay làm sạch.

Các nhà khảo cứu kêu gọi các quốc gia thông qua những đạo luật mạnh mẽ đòi hỏi các công ty kiểm tra kỹ lưỡng trước khi có thể đưa sản phẩm ra thị trường như đã đòi hỏi đối với các loại dược phẩm mới.

Trong một cuộc phỏng vấn qua Skype, ông Grandjean nói rằng, việc xác định các chất có tiềm năng gây độc hại cho thần kinh không phải là chuyện khó. Ông nói:

“Chúng ta có sẵn các phương pháp để xét nghiệm hóa chất, xem chúng có gây tổn hại tới việc phát triển não bộ hay không. Phương pháp đã có. Như vậy chỉ còn là vấn đề quyết định. Đây là hình thức xét nghiệm giúp chúng ta kiểm tra mức độ an toàn của các hóa chất đối với sức khỏe con người.”

Ông Grandjean và ông Landrigan cũng kêu gọi thiết lập một cơ sở xét nghiệm quốc tế để khảo sát những gì được biết về các hóa chất và công bố kết quả xét nghiệm để công chúng có sẵn các thông tin mà tham khảo.

Ông Landrigan nói rằng Liên hiệp châu Âu có luật lệ kiểm soát hóa chất chặt chẽ và nhiều sản phẩm như mỹ phẩm chứa đựng hóa chất độc hại bị cấm tại châu Âu đã được đem sang bán tại các quốc gia có luật lệ lỏng lẻo.

Ông Philip Landrigan và ông Phillipe Grandjean công bố phúc trình về chất độc gây tổn hại thần kinh trên tạp chí The Lancet Neurology.

Switch mode views: