Viêm tiết bã nhờn hoặc bệnh vẩy nến
- Thứ Sáu, 06 tháng Mười Hai năm 2013 10:29
- Tác Giả: Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Psoriasis - Vẩy nến (Ảnh trên Net)
Thính giả Ðoàn Cảnh Lê ở Phú Yên e-mail đến câu hỏi như sau:
“Thưa Bác sĩ, :
Da đầu tôi luôn bong tróc như gàu, dù vừa gội sạch xong, khi vừa khô là có lại ngay, rất ngứa.
Tôi đã gội Nizoral và Haicner nhưng không có kết quả, mà bệnh càng nặng hơn.
Tôi xin trình bày thêm với bác sĩ về bệnh da đầu của tôi, không chỉ ở da đầu mà cả trên cơ thể, lòng bàn chân và gót chân. Có vài đốm nhỏ trắng bong ra như ở da đầu, hết lớp này đến lớp khác. Còn trên đầu, có dấu hiệu lan cả xuống mặt làm đỏ từng đốm, mùa lạnh càng bị nhiều hơn, vừa ngứa vừa rát.
Tôi sống ở một vùng núi xa của tỉnh Phú Yên nên ít có dịp đến các trung tâm lớn. Hiện tại tôi có uống thuốc Omega 3 và Cezil.
Xin hỏi bác sĩ tôi có thể bị bệnh vảy nến không?
Xin hỏi bác sĩ có thuốc chữa dứt không?
Xin cảm ơn.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải đáp:
Viêm tiết bã nhờn hoặc bệnh vẩy nến
Da đầu viêm ngứa,dày ra từng mảng, có vảy có thể do viêm tiết bã nhờn hoặc bệnh vẩy nến. Chúng ta đã bàn về hai bệnh này trong hai bài dài trước đây, xin quý vị vào trang hỏi đáp y học để tham khảo.
Ở đây tôi xin bàn về bệnh vẩy nến ở da đầu. So sánh hai bệnh này sơ lược như sau:
Seborrheic dermatitis - Viêm bã nhờn Psoriasis - Vẩy nến
Mảng, vảy nhờn, trắng hoặc vàng có vẻ dơ. Vảy trắng bạc, lột ra thì chảy máu.
Các vảy thường giới hạn trong da đầu,
vùng có tóc, ngừng ở đường chân tóc (hairline). Bệnh có thể lan ra ngoài chân tóc.
Da những nơi khác có thể bị vảy nến.
Móng tay chân bị hư, lốm đốm lõm vào.
Trị liệu:
Nhiều thuốc dùng cho cả seborrhea và psoriasis của da đầu. Một loại nấm tên Malassezia globosa có vẻ như liên hệ với bệnh viêm da bã nhờn, cho nên thuốc trị nấm như thuốc gội đầu (shampoo) Nizoral A-D (ketoconazole), Selsun Blue (Zinc pyrithione) được dùng để trị bệnh này, thường gội không quá hai lần/tuần ; nhiều hơn có thể làm da đầu khó chịu (irritation).
Trong những trường hợp nhẹ, người bệnh vẩy nến có thể dùng những thuốc hoặc phương tiện mua tự do sau đây:
1) Kem hydrocortisone.
Thuốc corticoid, giảm viêm, có thể thoa nhiều lần trong ngày, cho đỡ ngứa, bớt sưng đỏ. Hydrocortisone (Cortaid ) 1% cream bán không cần toa. Nếu cần thuốc mạnh hơn, phải có toa bác sĩ.
Thuốc có thể 'siêu mạnh' (superpotent như Clobetasol propionate (Clobex 0.05%) lotion hoặc shampoo, Diprolene (betamethasone propionate); vừa vừa như Elocon (mometasone), nhẹ hơn như Synalar (Fluocinolone), nhẹ nhất là hydrocortisone 0.5%-1% (Cortaid, Cetacort).Thuốc càng mạnh thì càng nhiều phản ứng phụ, làm yếu da, chỉ dùng ngắn hạn, xong giảm từ từ qua thuốc nhẹ hơn. Thường bác sĩ tránh dùng các thuốc mạnh ở mặt, vùng sinh dục, các nơi da mỏng.
2) Long tu (aloe vera). Lấy nhựa trong lá thoa vài lần/ ngày.
3) Oatmeal bath flakes (Aveeno Soothing Bath Treatment) có thể làm đỡ ngứa, nhất là nếu nhiều vết vẩy nến trên cơ thể. Pha vào bồn tắm và ngâm mình.
4) Salicylic acid trong thuốc gội đầu như Head and Shoulders, Oxy Clean Soap,, Denorex (3% salicylic acid) làm tan, tróc các vảy (flakes remover).
5) Coal Tar (dầu hắc than đá) trong các shampoo như Neutrogena T Gel, Denorex ((Denorex chứa dầu hắc than đá nhiều hơn T gel), Tegril; trong thuốc mỡ thoa (ointment) như MG217 Coal Tar Ointment.
“Coal tar “ làm các tế bào vảy nến mọc chậm lại, là giảm viêm và ngứa.
6) Moisturizers: làm da bớt khô, nứt nẻ.
Thoa Eucerin,Vaseline, Aquaphor sau khi tắm để giữ hơi nước ẩm trong da.
7) Menthol spray hoặc dầu có menthol, có thể làm dịu da, bớt ngứa. Menthol cũng được dùng trong một số thuốc gội đầu kể trên do tác dụng chống ngứa.
8) Đèn ánh sáng cực tím B (UVB[ultraviolet] lamp) cũng như nắng có thể làm giảm bệnh vảy nến, nhất là ở chân tay. Không nên dùng quá nhiều, vì ánh sáng cực tím có thể gây ung thư da.
Ở Mỹ cần có toa bác sĩ mới mua đèn UVB được. Cầm làm đều đặn và được bs theo dõi. Nắng có UVA và UVB (bệnh vẩy nến cần UVB), nên giúp chữa bệnh vảy nến. Cần thoa thuốc chống nắng những vùng da không bệnh. Cho phơi nắng lúc đầu 15 phút, nếu chịu được, tăng từ từ (30 giây/ngày), lên đến chừng 30 phút/ngày là đủ. Nên để ý một số thuốc như coal tar có thể làm da nhạy cảm với nắng hơn. (Re: National Psoriasis Foundation)
Cần bác sĩ hướng dẫn.
Related news items:
Tin mới
- Trẻ em Mỹ bị chứng bệnh lạ giống như bại liệt - 27/02/2014 14:58
- Hóa chất độc hại có khả năng gây tổn hại não bộ trẻ em - 23/02/2014 21:28
- Bệnh suy tĩnh mạch mãn tính - 23/02/2014 20:43
- Sức Khỏe Đời Sống Con Người 2 - 20/02/2014 22:04
- Lạm dụng viên bổ sung chống ôxi hóa có thể gây tai hại - 10/02/2014 15:38
- Thuốc lá không phải chỉ gây bệnh phổi - 23/01/2014 21:48
- Hỏi đáp Y học: Bệnh thoái hoá điểm vàng tuổi già - 22/01/2014 19:37
- Tác dụng của chất xơ và dược thảo Diên Hồ trong việc trị bệnh - 12/01/2014 22:12
- Điều trị sau tai biến não - 13/12/2013 14:57
- Bệnh 'giời ăn' và Hội chứng rung cơ cục bộ lành - 07/12/2013 12:43
Các tin khác
- Gãy xương đòn trái khi mới sinh - 23/11/2013 16:12
- Bệnh AIDS ở châu Á Thái bình Dương ở vào 'giai đoạn quyết định' - 20/11/2013 12:59
- Hình thức thông thường của bệnh sốt rét gia tăng - 20/11/2013 12:55
- Tai biến mạch máu não - 19/11/2013 00:07
- Hít khói thuốc lá thụ động - 10/11/2013 02:02
- Chứng tiểu đêm ở người già - 04/11/2013 20:40
- Tai biến mạch máu não - Nỗi lo toàn cầu - 31/10/2013 00:25
- Sạn túi mật - 29/10/2013 00:13
- Protein trong sữa mẹ ngăn chặn lây nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh - 23/10/2013 20:14
- Thuốc cá thể hóa – hướng tiếp cận mới với bệnh Lupus - 23/10/2013 16:57