Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Sotchi 2014 : Thế Vận Hội của nhiều kỷ lục tốn kém

OLYMPICS-SOCHI 2

Sân vận động olympic Fisht, ngày 4 /02/2014, nhân buổi tổng dợt lễ khai mạc Thế vận mùa đông 2014.
REUTERS/Alexander Demianchuk


Bốn năm sau Vancover của Canada, Sotchi, thành phố Nga bên bờ Hắc hải đón tiếp Thế Vận Hội Mùa Đông. 

Tổng thống Vladimir Putin đã không lùi bước trước những tốn kém để thực hiện điều mà ông gọi là « giấc mơ của nước Nga ».

Hệ quả là chi phí xây dựng, không kể thiệt hại cho môi trường, lên đến 50 tỷ đôla, cao nhất lịch sử Thế Vận Hội.

Để được Ủy hội Thế vận Quốc tế CIO bầu chọn, Nga cam kết đầu tư 12 tỷ euro nhưng cuối cùng hóa đơn đã lên hơn 37 tỷ euro (50 tỷ đôla) theo tuyên bố của Phó thủ tướng Dmitri Kozak.

Tốn kém này cao hơn Thế Vận Vancover 2010 đến 25 lần và gắp 3 lần so với Thế Vận Hội Mùa Hè tại Luân Đôn 2012.

Để thực hiện được « giấc mơ nước Nga » mà nhiều người xấu miệng gọi là « Thế vận Putin », hàng chục tỷ đôla được đổ ra để xây một phi trường mới, hai nhà ga xe lửa, 200 km đường sắt, 400 km đường xe, 77 cây cầu và 12 đường hầm xuyên núi.

Đó là chưa kể 11 khu trượt băng, trượt tuyết tập trung vào hai trung tâm thi đấu với gần 60 hệ thống cáp treo được xây dựng từ số không.

Ngoài ra còn có ba ngôi làng thế vận dành cho vận động viên và một vận động trường 75.000 ghế.

Nhà đối lập Nga Alexei Navalny cho rằng tổng thống Putin đã vì thể diện và uy tín riêng của ông đã vung tiền như nước, cho các doanh nhân thân cận đấu thầu xây dựng với giá cao hơn giá thị trường.

Do bị khủng bố Hồi giáo đe dọa, vấn đề an ninh được đưa lên hàng quan trọng số một.
Ngoài lực lượng hải quân bố trí ngoài khơi và các phi đội trực thăng ứng chiến, tên lửa phòng không, 5000 camera quan sát… an ninh Nga huy động một lực lượng hùng hầu với 40.000 nhân viên, đông gắp 12 lần số vận động viên thi đấu.

Các biện pháp an ninh này còn nhắm vào hai đối tượng khác tại Nga là giới đồng tính bị chi phối bởi một đạo luật phân biệt đối xử và thành phần đối lập bị hạn chế các quyền tự do có khả năng sẽ biểu tình phản kháng.

Đây là những yếu tố làm nhiều nhà lãnh đạo thế giới như tổng thống Mỹ, Pháp, thủ tướng Anh, Đức không tham dự lễ khai mạc.

Nhưng không hẵn là chỉ có các nhà lãnh đạo tây phương vắng mặt vì cho đến ngày khai mạc số vé bán cho khán giả vẫn còn thừa.


Switch mode views: