Ukraina : Châu Âu phản công
- Thứ Tư, 05 tháng Hai năm 2014 23:26
- Tác Giả: Đức Tâm
Châu Âu và Mỹ đòi chính quyền Ianoukovitch thành lập chính phủ kỹ trị, tiến hành cải cách để chấn chỉnh kinh tế - AFP / ANDREW KR
Trong cuộc đọ sức giữa Châu Âu và Nga tranh giành hưởng đối với Ukraina, lá bài kinh tế đóng vai trò quyết định.
Việc Tổng thống Ukraina Viktor Ianoukovitch hồi tháng 11/2013 không ký hiệp định liên kết với Châu Âu, trước các khoản trợ giúp rất hào phóng của Matxcơva là một vố đau đối với Bruxelles.
Tuy nhiên, tình hình tại Ukraina đã có nhiều chuyển biến quan trọng, dưới áp lực của phong trào biểu tình thân Châu Âu, diễn ra chủ yếu tại Kiev từ hơn hai tháng qua.
Do vậy, Châu Âu tìm cách phản công trong hồ sơ Ukraina.
Trả lời phỏng vấn The Wall Street Journal, nhân hội nghị an ninh Munich, Đức, ngày 31/01 vừa qua, đại diện cấp cao về ngoại giao của Châu Âu, bà Catherine Ashton cho biết, Châu Âu và Hoa Kỳ đang xem xét một kế hoạch giúp đỡ Ukraina trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
Tối hôm qua, bà Catherine Ashton đã tới Kiev, với một loạt các đề nghị giúp đỡ về kinh tế, tài chính cho Ukraina.
Một trong những nguyên nhân chính khởi phát cuộc khủng hoảng tại Ukraina là do việc Tổng thống Ianoukovitch không ký hiệp định liên kết, nhân hội nghị Thượng đỉnh Châu Âu – Ukraina ở Vilnus, Litva, ngày 28/11/2013.
Vào lúc nền kinh tế Ukraina đang ở bên bờ vực thẳm, hiệp định liên kết nêu ra viễn cảnh viện trợ cho Kiev 610 triệu euros (khoảng 800 triệu đô la).
Cho rằng sự hỗ trợ này là không đủ, lại còn đi kèm điều kiện là phải thực hiện một chương trình thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF - đề ra, Tổng thống Ianoukovitch chấp nhận nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga, với món quá khó cưỡng lại được bao gồm 15 tỷ đô la viện trợ, giảm 30% giá khí đốt.
Bị đánh bật ra khỏi cuộc chơi trước một đối thủ đặt cược quá lớn, giờ đây, Châu Âu tìm cách sắp xếp lại quân bài, tranh thủ việc Matxcơva đình chỉ một phần trong khoản viện trợ, sau khi Thủ tướng Ukraina Mykola Azarov phải từ chức để giảm dịu phần nào tình hình.
Matxcơva đã lo ngại là chính quyền của Tổng thống Ianoukovitch nhượng bộ trước phe thân Châu Âu.
Trong khi đó, theo báo Nga Vedomosti, cho dù được giảm giá khí đốt 30%, tập đoàn nhiên liệu Ukraina Naftogaz vẫn chưa thanh toán cho Nga hóa đơn khí đốt tháng Giêng 2014 là 650 triệu đô la và tổng số nợ của doanh nghiệp này lên đến 3,35 tỷ đô la.
Tháng 12 năm ngoái, chính quyền Kiev thẩm định là Ukraina cần Châu Âu giúp đỡ khoảng 20 tỷ euros (khoảng 28 tỷ đô la) và có thể bao gồm cả các khoản đầu tư, tham gia vào những dự án có lợi cho cả hai bên.
Để có thể đưa ra những đề nghị khả tín và khả thi, Châu Âu phải liên kết với Hoa Kỳ.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo The Wall Street Journal, bà Catherine Ashston cho biết, khoản trợ giúp cho Ukraina sẽ không nhỏ và không chỉ ở dưới dạng tiền. Những trợ giúp này có thể bao gồm các bảo lãnh tài chính, giúp đỡ đầu tư hoặc hỗ trợ đồng tiền quốc gia Ukraina …
Đương nhiên, Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ không ký một ngân phiếu trắng, để cho chính quyền Ukraina tùy ý sử dụng mà đòi Kiev phải đáp ứng một số điều kiện : Đó là thành lập một chính phủ kỹ trị, mà phe đối lập có thể chấp nhận được để làm dịu tình hình, tiến hành các cải cách để cứu vớt nền kinh tế quốc gia.
Theo giới quan sát, khoản viện trợ của phương Tây cho Ukraina chắc chắn không thể bằng của Nga.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng bế tắc hiện nay, chính quyền của Tổng thống Ianoukovitch bị dồn đến chân tường và không còn ở vị thế có thể chơi trò nước đôi để mặc cả, thì đề xuất trợ giúp của Châu Âu và Hoa Kỳ là một « củ cà rốt » khá to.
Nếu từ chối, thì Kiev sẽ tiếp tục hứng chịu « cây gậy », tức là sức ép của đường phố.
Related news items:
Tin mới
- Sotchi 2014 : Thế Vận Hội của nhiều kỷ lục tốn kém - 07/02/2014 20:01
- Syria : Ngưng bắn tại Homs để di tản thường dân - 07/02/2014 19:54
- Tổng thống Hàn Quốc : Bình Nhưỡng không nên đổi ý về kế hoạch đoàn tụ gia đình - 07/02/2014 19:48
- Tập Cận Bình và Shinzo Abe cùng “ve vãn” Vladimir Putin - 07/02/2014 17:54
- Một đạo diễn Đài Loan bị truy tố vì đưa người Hoa lục vào căn cứ hải quân - 07/02/2014 17:45
- Mỹ cảnh báo nguy cơ khủng bố các chuyến bay tới Sotchi - 06/02/2014 23:01
- Tại Sotchi, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi chống kỳ thị đồng tính - 06/02/2014 22:55
- Trung Quốc đề nghị giúp Nga trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Tokyo - 06/02/2014 22:48
- Thái Lan : Đến lượt nông dân biểu tình ở Bangkok - 06/02/2014 17:57
- Ngũ Giác Đài thực hiện những thay đổi tốn kém vì vụ Snowden - 06/02/2014 00:07
Các tin khác
- Kiểm điểm định kỳ về tình hình nhân quyền Việt Nam - 05/02/2014 19:41
- Nhà chức trách Sochi cho lệnh giết hàng ngàn chó hoang - 05/02/2014 00:31
- Bão tuyết tiếp tục hoành hành vùng Ðông Bắc Mỹ - 05/02/2014 00:25
- Quan ngại về ngành sản xuất ở Mỹ, chứng khoán Châu Á sụt giảm - 05/02/2014 00:07
- Doanh nhân Pháp thăm dò thị trường Iran - 04/02/2014 20:34
- Đối lập Thái Lan mở mặt trận tư pháp - 04/02/2014 20:21
- Chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nhật Bản có dấu hiệu trỗi dậy mạnh mẽ - 04/02/2014 20:15
- Mỹ cảnh cáo quân đội Thái Lan không nên đảo chính - 04/02/2014 20:05
- Hội thảo tại Genève về tình trạng nhân quyền Việt Nam - 04/02/2014 19:57
- Colorado thu trên $1 triệu tiền thuế trong tháng đầu cho phép mua bán cần sa - 04/02/2014 02:05
Bài Mới Đăng
Error: No articles to display