Úc buộc tàu chở người tỵ nạn quay trở lại Indonesia
- Thứ Tư, 08 tháng Giêng năm 2014 00:19
- Tác Giả: Anh Vũ
Hải quân Úc ngăn tàu chở người nhập cư ở ngoài khơi, không cho tàu cập bến - REUTERS
AFP hôm nay 07/01/2014, dẫn nguồn tin của cảnh sát Indonesia cho hay hải quân Úc đã buộc một thuyền chở người tỵ nạn quay đầu trở lại Indonesia mà không thông báo gì cho phía Indonesia.
Chủ trương siết chặt kiểm soát nhập cư cùng với hành động trên của Canbera đã gây khó chịu cho Jakarta.
Đây là quyết định cứng rắn đầu tiên mà nước Úc áp dụng đối với làn sóng thuyền nhân mà không có sự hợp tác nào với Indonesia.
Một quan chức cảnh sát địa phương của Indonesia cho AFP biết, hôm qua, một chiếc thuyền chở người tỵ nạn , phần lớn là những người Somalia và Sudan đang hướng về phía đất liền của nước Úc thì bị hải quân nước này chặn lại và áp giải buộc tàu phải quay trở lại một hòn đảo của Indonesia.
Về sự vụ này, Ngoại trưởng Indonesia Marty Netalegawa hôm nay nhấn mạnh rằng Indonesia phản đối chính sách cứng rắn của Úc đối với người tỵ nạn và ông đánh giá cách cưỡng bức như vậy không phải là giải pháp toàn diện cho vấn đề nhập cư.
Điều khiến cho Jakarta khó chịu đó là Canberra đơn phương quyết định, không có sự hợp tác với Indonesia.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Indonesia cũng đã từ chối nhận 60 người tỵ nạn bị một tàu của Úc đẩy về phía nam đảo Java.
Cuối cùng, chính quyền Canbera đã phải chấp nhận cho những người này vào Úc.
Từ khi lên nắm quyền hồi tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Tony Abbott đã thực hiện lời hứa thắt chặt kiểm sóat biên giới nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư vào Úc mà chủ yếu đi qua ngả Indonesia.
Trong vài năm trở lại đây, đã có hàng trăm thuyền nhân tỵ nạn bị chết khi dùng thuyền vượt biển từ Indonesia sang đất Úc.
Về mặt ngoại giao, Úc đang tìm cách hàn gắn lại quan hệ với Indonesia bị sứt mẻ từ sau khi có thông tin nói rằng Canberra dính líu vào những vụ nghe trộm điện thoại của vợ chồng tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyno.
Do vụ bê bối này, Jakarta đã triệu hồi đại sứ của mình tại Canberra về nước và hợp tác giữa hai nước trở nên lạnh nhạt trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc đấu tranh chống nhập cư trái phép.
Tin mới
- Công an Việt Nam điều tra về vụ xô xát ở nhà máy Samsung Thái Nguyên - 10/01/2014 21:08
- Một sĩ quan Đài Loan bị tù chung thân vì làm gián điệp cho Trung Quốc - 10/01/2014 20:53
- Syria : Lực lượng thân Al Qaeda bị đánh bật khỏi Alep - 09/01/2014 22:54
- Trung Quốc áp đặt "vùng cấm tầu cá" ở Biển Đông : Hà Nội phản ứng dè dặt - 09/01/2014 17:49
- Đài Loan tiếp nhận tên lửa đối hạm của Mỹ - 08/01/2014 22:26
- Công nhân xây dựng Mozambique đình công phản đối chủ Trung Quốc - 08/01/2014 22:10
- Tham vọng của Trung Quốc ở Nam và Bắc Cực - 08/01/2014 21:43
- Vụ Dương Chí Dũng : Khởi tố vụ án "làm lộ bí mật Nhà nước" - 08/01/2014 16:57
- Thế lực kim tiền của Trung Quốc không lay chuyển được công luận Miến Điện - 08/01/2014 00:42
- Mỹ bắt nghi phạm vụ phóng hỏa lãnh sự quán Trung Quốc - 08/01/2014 00:34
Các tin khác
- Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng Công an đã mật báo để ông bỏ trốn - 08/01/2014 00:13
- Mỹ vất vả đối phó với đợt rét kỷ lục - 07/01/2014 03:25
- Irak chuẩn bị tấn công chiếm lại Fallouja khỏi tay Al Qaeda - 07/01/2014 03:07
- Thủ tướng Đức bị tai nạn trượt tuyết - 07/01/2014 03:01
- Seoul đề nghị Bình Nhưỡng tái lập các cuộc đoàn tụ gia đình ly tán - 06/01/2014 19:56
- Shinzo Abe: Chưa thể họp thượng đỉnh Nhật-Trung, Nhật-Hàn - 06/01/2014 19:44
- Bangladesh tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng sau bầu cử - 06/01/2014 19:37
- Cánh cửa chỉ mới hé mở cho bà Aung San Suu Kyi tranh cử tổng thống - 06/01/2014 18:50
- Mỹ loại trừ khả năng đưa quân trở lại Irak để đánh Al Qaeda - 06/01/2014 02:14
- Kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại trong năm 2014 - 06/01/2014 01:51