Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bắc Kinh ngăn biểu tình sau vụ 'tự tử'

Backinh police


Cảnh sát dàn hàng trong tư thế sẵn sàng triển khai bên ngoài khu mua sắm ở quận Phong Đài, Bắc Kinh

 

Rất nhiều cảnh sát đã được đưa tới một vùng ngoại ô của Bắc Kinh, một ngày sau cuộc biểu tình quanh cái chết của một lao động nhập cư.

Cô Viên Lệ Á, 22 tuổi, người vùng An Huy, đã thiệt mạng khi "ngã chết" tại một khu mua sắm ở quận Phong Đài, Bắc Kinh.

Ít nhất 100 người đã tham dự một cuộc biểu tình hiếm hoi hôm thứ Tư đòi điều tra đầy đủ về cái chết của cô.

Nhiều người nói đây là cái chết nghi vấn.

Hôm thứ Năm, cảnh sát Bắc Kinh ra một tuyên bố nói Viên Lệ Á đã "tự tử".

Hơn mười xe buýt và xe tải chở cảnh sát tới quận Phong Đài hôm thứ Năm, và hãng tin AFP tường thuật rằng hàng trăm cảnh sát đã dàn hàng trên các đường phố gần khu mua sắm nơi Viên Lệ Á chết.

Cô Viên Lệ Á là một công nhân làm việc ở trung tâm bán lẻ quần áo, và được nhìn thấy lần cuối đi vào tòa nhà hôm 2/5.

Người ta phát hiện ra cô đã chết vào sáng hôm 3/5.

Một tuyên bố được đăng trên trang của cảnh sát Bắc Kinh tại weibo, một mạng tiểu blog của Trung Quốc tương tự như Twitter, nói rằng cái chết của cô được xác định là tự tử.

Theo sau cuộc điều tra, "việc đầu độc, tấn công tình dục và giết người đã bị loại trừ khỏi các nguyên nhân gây ra cái chết," bản tuyên bố viết, và mô tả cái chết của cô như một "cú tự ngã từ trên cao".

Các thành viên gia đình cô không phản đối gì về kết luận nguyên nhân gây tử vong, bản tuyên bố nói thêm.

Tuy nhiên, bạn bè và các đồng nghiệp của cô Viên đặt câu hỏi về nguyên nhân cái chết, bởi họ không tin rằng cô đã nhảy xuống.

'Xe chống bạo động'

chinese protest



Các blogger và các nhà hoạt động nói có tới gần 1.000 người tham dự cuộc biểu tình hôm thứ Tư

 

Hôm thứ Tư, nhiều đám đông đã biểu tình bên ngoài tòa nhà nơi cô Viên được phát hiện ra là đã chết.

Cảnh sát nói gần 100 người đã tham dự cuộc biểu tình phản đối, trong lúc các nhà hoạt động nói con số này là gần 1.000 người.

Cảnh sát vẫn hiện diện dày đặc ở khu quận này hôm thứ Năm, với các tường thuật nói các xe tải chống bạo động được triển khai ở khu vực.

"Hôm nay an ninh được kiểm soát rất chặt. Tôi không nghĩ là có ai có thể tới biểu tình được đâu," một công nhân họ Tẩu cũng đến từ An Huy nói với hãng tin AP.

Anh là một trong những người đã tham dự cuộc biểu tình hôm thứ Tư, và không muốn cho biết tên.

Tin tức về vụ việc chỉ được đưa rất hạn chế trên truyền thông Trung Quốc và nhiều từ khóa tìm kiếm liên quan tới vụ việc đã bị chặn trên mạng weibo.

Các từ khóa "Yuan Liya" (Viên Lệ Á), và "Jingwen" (Tĩnh Văn), tên trung tâm mua sắm mà cô chết, đã bị chặn trên weibo. Nay các từ khóa "ngã xuống" và "Yuan X" đang được dùng để tìm kiếm thay thế.

Nhiều người dùng weibo tỏ ra nghi ngờ tuyên bố của cảnh sát Bắc Kinh, và bày tỏ hoài nghi khi các nguyên nhân gây chết đã bị loại trừ quá nhanh chóng.

"Kết luận quá nhanh, tuy đây là một vụ có người chết. Có lẽ có ai đó đã chỉ đạo [đằng sau hậu trường]," một người viết.

Người dùng FORRESTRU 7pe viết: "Thực sự, cô ấy chết do tự ngã! Câu hỏi là tại sao một cô gái bình thường lại nhảy từ trên cao xuống. Thay vì ai đã khiến cô ấy chết. Ai đã làm chuyện đó?"

Thái độ hoài nghi phản ánh tâm trạng chung trong giới lao động từ tỉnh lẻ nhập cư vào nhà chức trách, với nhiều người trong số họ cảm thấy bị phân biệt đối xử.

Ngay trong Trung Quốc đã có tới hàng triệu lao động nhập cư, trong đó nhiều người rời bỏ các vùng nông thôn tới nơi đô thị để làm việc.

Switch mode views: