Biển Hoa Đông và Biển Đông : Bắc Kinh lại « cay cú » Mỹ
- Thứ Bảy, 30 tháng Giêng năm 2016 17:17
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Cảnh sát biển Việt Nam quan sát các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 15/07/2014.
REUTERS/Martin Petty/Files
Trung Quốc vào hôm qua 29/01/2016 đã lại cảnh cáo Mỹ sau tuyên bố thẳng thắn của đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương là sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông bị Trung Quốc tấn công.
Lời phản ứng cứng rắn này được đưa ra 24 tiếng đồng hồ sau một lời đả kích khác của Bắc Kinh, cũng nhắm vào đô đốc Mỹ, đã khẳng định rằng các đảo trên Biển Đông không phải là của Trung Quốc.
Theo nhật báo Anh ngữ Trung Quốc China Daily, trong một tuyên bố bằng văn bản gởi đến tờ báo này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào hôm qua 29/01, đã kêu gọi Washington « thận trọng trong lời nói và hành động liên quan đến vấn đề quần đảo Điếu Ngư ».
Điếu Ngư là tên Bắc Kinh đặt cho quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Trong một tuyên bố ngày 27/01 tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington, khi nói về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vị đô đốc chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã tái khẳng định quan điểm theo đó « Mỹ rõ ràng sẽ bảo vệ quần đảo này nếu bị Trung Quốc tấn công ».
Một chuyên gia Trung Quốc được tờ China Daily trích dẫn đã tố cáo những lời lẽ được cho là có ý đồ khuyến khích Nhật Bản dùng biện pháp quân sự tại vùng đang tranh chấp.
Một chuyên gia khác thì giảm nhẹ ý nghĩa của tuyên bố từ phía Mỹ, cho rằng các cam kết bảo vệ đồng minh châu Á mà Mỹ đưa ra thường « mạnh mẽ hơn nhiều so với các hành động trong thực tế ».
Ngoài các ý kiến về Biển Hoa Đông, đô đốc Harris cũng đã khiến Bắc Kinh giận dữ khi ông đề cập đến tình hình Biển Đông, và khẳng định rằng Mỹ sẽ tiếp tục thách thức lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, nơi mà theo ông, « những hòn đảo không thuộc về Trung Quốc ».
Tối hôm 28/01/2016, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đả kích nhân xét của đô đốc Mỹ, bị cho là « hoàn toàn thiếu hiểu biết thông thường về lịch sử ».
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là công việc của Bắc Kinh và các nước ASEAN, do đó « không cần đến các nước bên ngoài khu vực chỉ trỏ, chưa kể đến việc đưa ra những nhận xét ngu dốt ».
Phản ứng gay gắt của Bắc Kinh tương ứng với những tuyên bố bộc trực của đô đốc Mỹ, theo đó trong vấn đề biển đảo, Trung Quốc là « kẻ xâm lược tiềm tàng ».
Tin mới
- Bầu cử tổng thống Mỹ : « Lá phiếu » của New York Times - 31/01/2016 22:44
- Ankara lại tố cáo Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ - 31/01/2016 22:37
- Miến Điện : Các tân nghị sĩ chuẩn bị nhậm chức - 31/01/2016 22:24
- Tham nhũng : Malaysia hứa hợp tác với tư pháp Thụy Sĩ - 31/01/2016 22:16
- Nhật Bản tăng cường không lực tại Hoa Đông - 31/01/2016 22:08
- Thụy Điển: Côn đồ cực hũu tấn công dân nhập cư ở Stockholm - 31/01/2016 21:46
- Trung Quốc giận dữ trước việc tàu Mỹ tuần tra gần đảo Tri Tôn, Hoàng Sa - 31/01/2016 21:40
- California : Một tù nhân gốc Việt vượt ngục đã đầu thú - 31/01/2016 05:23
- Đức : Ngày càng đông người tị nạn Irak thất vọng quyết định hồi hương - 31/01/2016 04:47
- Đàm phán hòa bình Syria : Đối lập chấp nhận tham gia - 30/01/2016 17:27
Các tin khác
- Hồng Kông : Tự do báo chí bị đánh giá tụt hậu trong năm 2015 - 30/01/2016 17:10
- Tư pháp Thụy Sĩ điều tra tham nhũng liên quan tới thủ tướng Malaysia - 30/01/2016 17:05
- Pháp và Iran ký nhiều hợp đồng lớn - 30/01/2016 00:40
- Bắc Triều Tiên lại chuẩn bị thử tên lửa đạn đạo - 30/01/2016 00:33
- Trung Quốc xử tù 3 nhà đối lập bất bạo động - 30/01/2016 00:25
- Miến Điện : Phiên họp cuối cùng của Nghị viện thân quân đội - 29/01/2016 19:09
- Biển Đông : Tổng thống Đài Loan đưa ra « lộ trình » hòa bình - 29/01/2016 18:25
- Vụ người bán sách Hồng Kông mất tích : Cảnh sát Thụy Điển đến Thái Lan - 29/01/2016 18:19
- Đại hội Đảng 12 qua cái nhìn của The Economist - 29/01/2016 16:58
- The Straits Times : Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Việt Nam và Lào - 29/01/2016 16:52