Miến Điện : Phiên họp cuối cùng của Nghị viện thân quân đội
- Thứ Sáu, 29 tháng Giêng năm 2016 19:09
- Tác Giả: Minh Anh
Tổng thống Thein Sein (phải) và chủ tịch Hạ viện Shwe Mann tới cuộc họp Quốc hội lưỡng viện, Naypyitaw, 28/01/2016.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Nghị viện Miến Điện xuất thân từ tập đoàn quân sự tự giải thể năm 2011 hôm nay, 29/01/2016, họp phiên cuối cùng.
Buổi họp diễn ra trong bầu không khí vui vẻ, với thiện chí trao quyền cho đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NDL) của bà Aung San Suu Kyi.
Theo quan sát của AFP, phần lớn thời gian phiên họp là để đưa ra những lời trao đổi tốt đẹp.
Khai mạc phiên họp, ông Khin Aung Myint, chủ tịch Thượng viện của đảng USDP, xuất thân từ giới quân nhân, tỏ vẻ hóm hỉnh. Một biểu hiện trái ngược với vẻ nghiêm nghị thường ngày.
Ông nói : « Tôi rất muốn gởi lời chào tạm biệt đến tất cả các nghị sĩ bằng một câu chuyện khôi hài về mỗi người trong chúng ta… nhưng thời gian không cho phép ».
Giải thích với AFP, ông Khin Aung Myint cho rằng : « Chào tạm biệt mọi người một cách vui vẻ là cách tốt nhất để rút lui ».
Khi nhắc đến bà Aung San Suu Kyi, nghị sĩ phe đối lập từ năm 2012, ông Khin Aung Myint, nhớ lại chiếc bánh mà bà Aung San Suu Kyi hằng năm gởi cho ông vào mỗi dịp Năm Mới.
Ông hài hước nói rằng : « Tôi phải nói là bà ấy là người dễ thương nhất trong số các bà tại đây ».
Hôm qua, tổng thống Thein Sein, vẫn còn nắm quyền cho đến hết tháng 3/2016, cũng đã long trọng ca ngợi « thắng lợi » của nền dân chủ.
Sau nhiều thập niên đấu tranh chống lại chính quyền tập đoàn quân sự, trong đó có 15 năm bị quản thúc tại gia, bà Aung San Suu Kyi giờ đây đang bước lên các nấc thang quyền lực.
Nhiệm vụ đầu tiên của Nghị viện mới sẽ là bầu một vị tổng thống.
Thành công của đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ trong đợt tổng tuyển cử hồi tháng 11/2015 đã đem đến cho người dân Miến Điện nhiều hy vọng, sau nhiều thập niên dưới sự cai trị của giới quân sự, đầy tai hại cho nền kinh tế đất nước.
Ngay sau thắng lợi bầu cử, bà Aung San Suu Kyi đã gia tăng các thương thuyết trong hậu trường với phe quân sự cầm quyền hiện nay.
Đây là một giai đoạn chuyển tiếp chính trị quan trọng cho Miến Điện, sau gần 50 năm dưới sự cai trị của quân đội hay các cựu quân nhân.
Phần lớn các tân nghị sĩ trong đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi vẫn chưa có đủ kinh nghiệm chính trường và nhiều thách thức to lớn đang chờ đón họ phía trước.
Tin mới
- Trung Quốc giận dữ trước việc tàu Mỹ tuần tra gần đảo Tri Tôn, Hoàng Sa - 31/01/2016 21:40
- California : Một tù nhân gốc Việt vượt ngục đã đầu thú - 31/01/2016 05:23
- Đức : Ngày càng đông người tị nạn Irak thất vọng quyết định hồi hương - 31/01/2016 04:47
- Đàm phán hòa bình Syria : Đối lập chấp nhận tham gia - 30/01/2016 17:27
- Biển Hoa Đông và Biển Đông : Bắc Kinh lại « cay cú » Mỹ - 30/01/2016 17:17
- Hồng Kông : Tự do báo chí bị đánh giá tụt hậu trong năm 2015 - 30/01/2016 17:10
- Tư pháp Thụy Sĩ điều tra tham nhũng liên quan tới thủ tướng Malaysia - 30/01/2016 17:05
- Pháp và Iran ký nhiều hợp đồng lớn - 30/01/2016 00:40
- Bắc Triều Tiên lại chuẩn bị thử tên lửa đạn đạo - 30/01/2016 00:33
- Trung Quốc xử tù 3 nhà đối lập bất bạo động - 30/01/2016 00:25
Các tin khác
- Biển Đông : Tổng thống Đài Loan đưa ra « lộ trình » hòa bình - 29/01/2016 18:25
- Vụ người bán sách Hồng Kông mất tích : Cảnh sát Thụy Điển đến Thái Lan - 29/01/2016 18:19
- Đại hội Đảng 12 qua cái nhìn của The Economist - 29/01/2016 16:58
- The Straits Times : Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Việt Nam và Lào - 29/01/2016 16:52
- Tổng thống Đài Loan ra đảo Ba Bình để khẳng định chủ quyền - 28/01/2016 21:31
- Tổng thống Iran muốn sang trang lịch sử « oán thù » với Pháp - 28/01/2016 20:35
- Trung Quốc : Gần 50 tỷ đô la để khuyến khích dân tiêu Tết - 28/01/2016 20:28
- Ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi chế độ độc đảng của Việt Nam là dân chủ - 28/01/2016 17:06
- Tổ chức Human Rights Watch: 2014 là một năm nhiều xáo động - 27/01/2016 22:02
- Freedom House: Tự do trên thế giới suy giảm năm thứ 10 liên tiếp - 27/01/2016 21:44