Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-11-2013

Châu Âu bất lực trước thảm kịch Lampedusa

ITALY-MIGRANTS 1


Người dân Lampédusa tỏ nỗi bất nình đối với chính sách nhập cư của Châu Â, sau thảm kịch làm hơn 300 người chết ngày 03/10/2013 trăm .
REUTERS/Calogero Lampo


Hơn 300 thi thể của vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Lampédusa của Ý, xảy ra hôm thứ Năm 03/10 vừa qua chưa kịp ấm mồ ấm mả, thì một thảm kịch đắm tàu khác lại tiếp nối ngoài khơi đảo Malte, cướp đi sự sống của ít nhất 33 nhân mạng.

Như tựa của nhật báo cộng sản Pháp, tờ L’Humanité, « Thảm kịch mới này đang khơi dậy cuộc tranh luận đáng sợ tại Ý ».

Sự việc gây kích động mạnh mẽ trong dân chúng và đưa đến những ý kiến trái chiều nhau trên toàn cả nước, kêu gọi tăng cường giám sát chặt chẽ hơn nữa hải phận.

Đối với châu Âu, chính phủ của ông Enrico Letta yêu cầu đưa hồ sơ nhập cư vào chương trình nghị sự trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra tại Bruxelles trong hai ngày 24 và 25/10 tới. Trong nội bộ, thủ tướng Ý mong muốn sửa đổi đạo luật Bossi-Fini, quy định nhập cư trái phép cũng là một tội.

Tuy nhiên, L’Humanité nhận thấy là chính quyền của ông Letta khó có thể thực hiện được điều này, do đảng liên minh cầm quyền là đảng Dân tộc Tự do của ông Berlusconi phản đối kịch liệt, cho rằng đây là biện pháp « mị dân ».

Lampédusa : « thuyền nhân Việt Nam » mới ?

Nhật báo công giáo La Croix đưa tít lớn trên trang nhất « Lampédusa, đơn độc và đoàn kết ». Tờ báo dành hai trang để đăng bài phóng sự tường thuật lại nỗi vất vả, sự đơn độc và tinh thần tương thân tương ái của người dân đảo Lampédusa trong vụ đắm tàu xảy ra hôm 03/10, làm thiệt mạng hơn 300 người và hàng trăm người mất tích.

Tờ báo viết, « bị tách biệt với phần còn lại của đất nước và thiếu trang bị, Lampédusa không thể nào đơn độc đối mặt trước làn sóng nhập cư sang châu Âu. Trung thành với truyền thống hiếu khách, người dân đảo đang thể hiện tinh thần tương thân tương ái. »

Bài xã luận đề tựa « Liên đới » của La Croix tự hỏi « chẳng lẽ chúng ta không làm được gì hết để hạn chế tối đa số người chết chìm ? ».

Tờ báo khẳng định là có những biện pháp châu Âu có thể thực hiện. La Croix nhắc lại vào cuối thập niên 1970, nhiều tổ chức nhân đạo đã được huy động để đến cứu trợ thuyền nhân Việt Nam và Campuchia, chạy trốn chính quyền. Nhất là chiếc thuyền nhân đạo mang tên « Đảo Ánh sáng », vốn xuất phát từ ý tưởng của cựu Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner. Hay như để chống lại nạn cướp biển Somali, Liên hiệp châu Âu cũng đã thực hiện một chiến dịch quân sự vào năm 2008.

Địa Trung Hải : « nghĩa trang » của người nhập cư?

Đối với Libération, lại một lần nữa, cái chết của 34 thuyền nhân ngoài khơi đảo Malte hôm thứ Sáu tuần qua chứng tỏ « sự bất lực » của châu Âu trong chính sách nhập cư.

Tờ báo mô tả nỗi thống khổ của các thuyền nhân còn sống sót. Hành trình đi tìm miền đất hứa mới hòng tránh cảnh đói nghèo, tránh các cuộc loạn lạc triền miên đã buộc họ phải trả một cái giá quá đắt cả về sinh mạng lẫn vật chất.

Theo lời thuật thảm thương của một nhân chứng với hãng thông tấn Pháp AFP, anh ta đã trả 1100 euro cho mỗi người lớn và 650 euro cho một đứa trẻ. Thế nhưng, đất hứa đâu chưa thấy, chỉ biết là tiền thì bị một số dân quân Libya cướp sạch, người vợ đang mang thai đôi và đứa con trai bị chết chìm, giờ chỉ còn lại đứa con gái độc nhất.

Libération cho hay, từ một thập niên nay, dân nhập cư lậu đã chọn Lampedusa làm điểm cập bến đầu tiên, rồi từ đó để có thể đi vào các nước châu Âu khác. Thế nhưng, vụ đắm tàu làm thiệt mạng 360 người là vụ tệ hại nhất trong thảm kịch nhập cư vào Ý trong mười năm qua.

Theo con số thống kê do Phủ Cao ủy tỵ nạn LHQ đưa ra, tính riêng trong năm nay đã có tổng cộng 32000 thuyền nhân đổ bộ vào các đảo của Ý và Malte.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh tư nhân Pháp Europe 1, thủ tướng Ý Enrico Letta bày tỏ bất bình, đề nghị châu Âu phải vào cuộc. Ông nói : « Châu Âu phải quyết định vận mệnh của mình : có phải là châu Âu muốn quay lưng lại với những thay đổi lịch sử về dòng nhập cư hay muốn hành động với những biện pháp luật lệ và chính trị ? »

Thủ tướng Malte còn tỏ ra gay gắt hơn khi cho rằng « Địa Trung Hải đang trở thành ‘một nghĩa trang’ đại dương ».

Ông chất vấn châu Âu sẽ phải đợi « có thêm bao nhiêu người bỏ mạng nữa mới chịu hành động ».

Ông chỉ trích thái độ vô trách nhiệm của Liên hiệp châu Âu, « chỉ toàn nói suông nhưng không làm được gì lớn lao cả ».

Một nhận định được Libération hoàn toàn đồng tình khi nhận xét rằng châu Âu không có lấy một kế hoạch hành động nào, ngoại trừ việc tăng cường giám sát và đẩy lui người nhập cư. Đúng như là hàng tựa trên Le Figaro : « Nhập cư : Ý tăng gấp ba lực lượng tuần duyên trên Địa Trung Hải ».

Nghịch lý giải Nobel Hòa bình 2013

Giải Nobel Hòa bình năm nay được trao cho Tổ chức cấm vũ khí hóa học OIAC. Đối với bài xã luận trên báo Le Monde, đây là « Một giải Nobel Hòa bình nghịch lý ». Bởi lẽ, thời điểm chọn để trao giải thưởng cao quý nhất hành tinh cho tổ chức này là không phù hợp.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, OIAC phải tiến hành thương lượng với chế độ Damas để tiến hành chiến dịch giải trừ kho vũ khí hóa học tại Syria.

Bài phân tích « Một giải Nobel Hòa bình để chống vũ khí hóa học », trên trang hai của Le Monde cũng cho thấy rõ Nga đã thành công trong việc tạo lại tính chính đáng cho nhà độc tài Syria Bachar al-Assad, vốn dĩ đang bị cả cộng đồng thế giới lên án về việc sử dụng vũ khí hóa học tấn công thường dân làm hàng ngàn người thiệt mạng.

Le Monde chua cay nhận xét, OIAC được trao giải Nobel 2013 lần này có thể cám ơn Bachar al-Assad và cả Putin được rồi.

Được thành lập năm 1997, cho đến giờ, tổ chức này chỉ tiến hành một cách âm thầm và chậm chạp việc giải trừ vũ khí hóa học tại 189 quốc gia có cam kết. Việc Nga đề nghị giao cho OIAC công tác loại trừ các kho vũ khí tại Syria bất ngờ đã tạo danh tiếng cho tổ chức này.

Theo tờ báo, OIAC được trao giải Nobel cho thấy tính chất của một sự hứa hẹn hy vọng hơn là nhìn nhận một sứ mạng đã hoàn thành.

Các thanh tra viên của OIAC buộc phải kết thúc nhiệm vụ tại Syria vào trung tuần tháng Sáu năm 2014. Nhưng giới ngoại giao nghi ngờ khả năng thực hiện đúng thời hạn do tầm cỡ quá lớn của kho vũ khí hạt nhân Syria và những khó khăn thâm nhập hiện trường do tình trạng chiến tranh.

Khi tạo tính chính đáng cho OIAC, Nga cũng buộc tổ chức này phải đồng chịu trách nhiệm cho việc triển khai chiến dịch. Về mặt pháp lý, OIAC sẽ được hoạt động độc lập ngoài khuôn khổ Liên Hiệp Quốc.

Tham vọng của Nga là bằng mọi giá tránh các quyết định trừng phạt chế độ Bachar al-Assad, kể cả trong trường hợp có vi phạm. Để làm được điều đó, Matxcơva đã tính đến hai chốt chặn để bảo vệ đồng minh Trung Đông.

Đầu tiên, trong trường hợp có cản trở từ phía Damas, thì OIAC sẽ là tổ chức đầu tiên lên tiếng công nhận. Chính tổ chức sẽ phải đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong trường hợp Damas không hợp tác. Tại đó, với lá phiếu phủ quyết trên tay, Nga có thể dễ dàng cản trở mọi kế hoạch thù địch với chế độ Bachar Al-Assad.

Trên thực tế, Nga chỉ nhượng bộ duy nhất có một điểm : chấp nhận đệ nghị của Tổng giám đốc OIAC lên Liên Hiệp Quốc và không cần theo đại số của Ban chấp hành, mà đa số đều theo xu hướng chống Mỹ. Như vậy vô hình chung, từ một tổ chức mang tính chất kỹ thuật, OIAC trở thành một tổ chức chính trị.

Chìa khóa thứ hai mà Matxcơva đưa ra để bảo vệ Damas đó là bầu cử tổng thống tại Syria. Bachar Al-Assad không hề dấu giếm ý định ra tranh cử vào năm 2014. Và như vậy ông ta có thể kéo dài tiến trình càng lâu càng tốt.

Chiến dịch tháo dỡ sẽ không thể nào được tiến hành nếu không có sự hợp tác từ phía Damas. Như vậy là nhờ vào thỏa thuận Mỹ-Nga tại Geneve, mà nhà lãnh đạo độc tài Syria đã chuyển từ vị thế người bị ruồng bỏ thành một đối tác không thể nào chối bỏ được của cộng đồng quốc tế.

Cuối cùng, Le Monde nhận định vụ tấn công vũ khí hóa học tại Ghuta hôm 21/8/2013 đã trao lại cho Bachar al Assad tính chính đáng một cách phi lý và lâu dài.

Pakistan : Malala Yousafzai, « người hùng » hay « gián điệp » ?

Giải thưởng Sakharov năm nay của Nghị viện châu Âu được trao cho cô bé Pakistan Malala Yousafzai, 16 tuổi, từng bị Taliban ám sát hụt vào năm 2012.

Sự việc khiến dư luận trong nước bị chia rẽ mạnh mẽ giữa niềm tự hào, cho cô là một « anh hùng » và sự ghê tởm, nghĩ rằng Malala một kẻ « gián điệp » của phương Tây.

Le Monde chạy tựa « Tình cảm nhập nhằng của người dân Pakistan đối với Malala Yousafzai ».

Thiếu nữ 16 tuổi này giờ đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh cãi vượt quá bản thân cô và làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Pakistan với phương Tây.

Bài báo nhớ lại khi xảy ra vụ ám sát hụt cô vào ngày 09/10/2012, trên chuyến xe buýt chở học sinh tại Mingora, khắp nước Pakistan đã đùng đùng nổi giận.

Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ thiếu nữ diễn ra khắp nơi trên cả nước. Trước đó, cô vốn cũng đã nổi tiếng là đấu tranh cho quyền đi học của con gái. Thế nhưng, sự ủng hộ đó cuối cùng cũng bị tan biến. Việc phương Tây nâng hình ảnh của cô lên thành một biểu tượng khiến cho một số người ủng hộ cô bắt đầu dao động.

Thậm chí là còn nảy sinh giả thuyết « âm mưu » nghi ngờ cô là « gián điệp của Hoa Kỳ », bị thao túng nhằm phục vụ cho những ý đồ gây chết chóc của phương Tây chống lại những người Hồi giáo nói chung và quốc gia hạt nhân Pakistan nói riêng.

Trong sự chia rẽ đó còn có cơ chế chính trị đặc biệt tại Pakistan, góp phần uốn nắn dư luận về Malala.

Tân thủ tướng Pakistan, trúng cử vào tháng Năm năm nay, đang cố gắng nối lại đàm phán với phe Taliban nhằm chấm dứt vòng tấn công-đàn áp hung tàn gây đổ máu tại các vùng Đông bắc đất nước. Thế nhưng, quân đội lại không đánh giá cao hành động « mở rộng vòng tay hòa bình » của chính phủ. Trong bối cảnh này, Malala Yousafzai, biểu tượng về sự tàn bạo của Taliban, đương nhiên biến thành một ván cờ chính trị.


Switch mode views: