Tiết lộ thông tin: E.Snowden « không sợ », không hối tiếc
- Thứ Năm, 11 tháng Bảy năm 2013 22:55
- Tác Giả: RFI
Nhà báo Glenn Greenwald của The Guardian, người đã đưa các tiết lộ của Edward Snowden về chương trình do thám thông tin của Mỹ ra công luận
REUTERS/Sergio Moraes
Cựu nhân viên tư vấn tình báo Mỹ Edward Snowden, hiện đang trú ngụ trong khu vực quá cảnh của sân bay quốc tế Matxcova, Nga, để tránh truy nã của chính quyền Washington, nói rằng anh ta không sợ và cũng không hối tiếc gì khi tố giác những kế hoạch nghe lén thông tin trên phạm vi toàn cầu của cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
Nhà báo Anh Glenn Greenwald của báo The Guardian, người đã đưa các tiết lộ động trời của Edward Snowden ra công luận tháng trước, cho AFP biết như trên, sau khi nói chuyện với Edward Snowden hôm thứ Ba, 09/07.
Trả lời phỏng vấn của AFP, phóng viên Greenwald của The Guardian, hiện đang sống tại Rio de Janeiro, Brazil, cho biết làm thế nào mà ông đã tiếp xúc được với Edward Snowden để công bố các phát giác.
- Hiện tại tâm trạng của Edward Snowden ra sao ?
- Chúng tôi đã nói chuyện với nhau hôm Chủ nhật, 07/07 và hôm thứ Ba, 09/07. Anh ta rất bình tĩnh, không sợ hãi và cảm thấy vui về sự lựa chọn của mình.
Anh ta có một chút lo lắng về giai đoạn tới (…), nhưng rất thỏa mãn về cuộc tranh luận mà anh ta đã làm dấy lên. Chúng tôi không nói chuyện về các kế hoạch xin tỵ nạn chính trị. Tôi không biết anh ta dự định làm gì.
- Edward Snowden đã tiếp xúc được với ông như thế nào ?
- Tôi bắt đầu nói chuyện khi anh ta đang ở Hồng Kông. Anh ta đã yêu cầu tôi tới đó để gặp. Tôi nói rằng tôi cần phải được xem các tài liệu để biết liệu có đáng để gặp không.
Anh ta đã gửi cho tôi khoảng hai chục tài liệu. Đây đúng là những tài liệu ấn tượng nhất mà tôi được thấy trong cuộc đời. Hôm sau, tôi bay đến New York, hôm sau nữa, tôi đến Hồng Kông. Khi tôi gặp Edward Snowden, anh ta đưa cho tôi hai chiếc hộp (đựng tài liệu).
- Vào lúc đó, ông có biết gì về danh tính của anh ta hay không ?
- Hôm tôi đến Hồng Kông, anh ta đã cho tôi xem những tài liệu chính thức như số bảo hiểm xã hội, xác nhận của chính phủ. Nhờ đó mà tôi biết tên anh ta.
- Ông nói sao về mối quan hệ này của mình ?
- Đây là một nguồn tin, nhưng tôi rất ngưỡng mộ những gì anh ta đã làm. Tôi cho đây là hành động anh hùng. Tôi rất quan ngại và hy vọng anh ta sẽ thoát ra khỏi tình trạng hiện nay một cách tốt nhất.
- Tại sao Edward Snowden lại chọn ông ?
- Anh ta nói là đã đọc các bài của tôi từ nhiều năm nay, vì tôi có quan điểm phản đối việc giám sát, theo dõi thông tin. Nhưng tôi nghĩ, lý do chính là anh ta biết tôi là người sẽ quyết tâm tiết lộ các tài liệu đó. Hẳn là anh ta không muốn trao mạng sống của mình cho một người có thể bị chính quyền hăm dọa. Anh ta biết triết lý sống của tôi và biết tôi không phải là người như vậy.
- Ông xem xét các tài liệu khi nào và ông đã tìm thấy gì trong đó ?
- Có một số là những tài liệu hợp pháp. Trước khi trở thành nhà báo, tôi đã là luật sư. Tôi có thể hiểu được các tài liệu đó. Tiết lộ đầu tiên mà chúng tôi cho công bố, đó là một mệnh lệnh có tính chất pháp quy gửi tới các công ty điện thoại, yêu cầu họ trao cho Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ - NSA - tất cả những dữ kiện cuộc gọi của khách hàng.
Cũng có nhiều tài liệu phức tạp, mang tính kỹ thuật, được mã hóa. Cần phải mất nhiều thời gian để giải mã.
- Ông có nghĩ mình cũng bị theo dõi ?
- Tất nhiên là có. Tôi tin chắc là chính phủ Mỹ theo dõi các liên lạc của tôi. Tôi vẫn giữ nguyên tắc là mình đang bị theo dõi. Khi tôi sử dụng máy tính, tôi rất cẩn thận cài mã. Ngoài ra, người ta cũng nói với tôi rằng ở Rio có rất đông nhân viên CIA. Tôi tin là họ vẫn đang theo dõi tôi. Nhưng điều này sẽ không ngăn cản tôi được.
- Ông có bị đe dọa không ?
- Không, một số chính trị gia đề nghị bắt giữ tôi với lý lẽ rằng những việc tôi làm là phạm pháp. Khi tôi ở Hồng Kông, tôi có nói chuyện qua Skype với người của tôi, để cho biết là tôi sẽ gửi cho anh ta các tài liệu cần được cất giữ. Vài hôm sau, máy tính của anh ta bị đánh cắp. Thế nhưng đe dọa trực tiếp thì không có.
- Liệu sẽ còn những tiết lộ khác ?
-Tôi vừa viết ba bài cho tờ báo Brazil O’Globo về vấn đề gián điệp thông tin tràn lan ở Brazil và ở Châu Mỹ Latin.
Có rất nhiều chuyện tương tự như vậy. Cần phải có thời gian, nhưng những chuyện đó sẽ được đưa ra.
Tin mới
- Trước phản ứng của Mỹ, Nga cân nhắc cho Snowden tị nạn - 13/07/2013 20:16
- Nghi can vụ đánh bom Boston tuyên bố vô tội - 12/07/2013 23:28
- Phong thánh Hồng y Thuận gây 'chia rẽ'? - 12/07/2013 21:16
- Ai Cập : Biểu tình thứ Sáu đầu tiên của mùa chay Ramadan - 12/07/2013 20:33
- Nổi loạn trong tù : 100 tù nhân Indonesia vượt ngục - 12/07/2013 20:25
- Bình Nhưỡng huy động tên lửa để duyệt binh kỷ niệm 60 năm "chiến thắng" - 12/07/2013 20:08
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-07-2013 - 12/07/2013 19:50
- Việt Nam khẳng định Ấn Độ có quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông - 12/07/2013 16:56
- Mỹ cảnh báo Trung Quốc không nên dùng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền biển đảo - 12/07/2013 16:13
- Thủ tướng Luxembourg từ chức do bê bối nghe trộm - 11/07/2013 23:25
Các tin khác
- Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hành vi tin tặc - 11/07/2013 19:53
- Liên Triều : Đàm phán về Kaesong thất bại - 11/07/2013 19:38
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 11-07-2013 - 11/07/2013 19:27
- Mỹ thành công việc đáp phi cơ không người lái xuống mẫu hạm - 11/07/2013 05:25
- Dân Trung Quốc tung tiền mặt mua nhà ở Mỹ với giá cao - 10/07/2013 22:22
- New Zealand cắt viện trợ cho Tonga nếu dùng máy bay Trung Quốc - 10/07/2013 21:49
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 10-07-2013 - 10/07/2013 21:34
- Mỹ: Cấm du khách rán trứng trên vỉa hè - 10/07/2013 21:15
- Cuba : Internet đã đến với người dân, nhưng còn quá đắt - 10/07/2013 21:01
- Fukushima : Nghi ngờ nước nhiễm phóng xạ tràn ra biển - 10/07/2013 20:04