Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đức giáo hoàng tông du Miến Điện, trong bối cảnh khủng hoảng Rohingya

pope-asia-myanmar

Một nhà sư đi qua một tấm áp phích cỡ lớn có ảnh giáo hoàng Phanxicô, tại Rangoon, Miến Điện, ngày 26/11/2017.
REUTERS/Jorge Silva

Hôm nay, 27/11/2017, đức giáo hoàng Phanxicô tới Miến Điện, bắt đầu chuyến tông du 4 ngày trước khi sang Bangladesh.
Đây là lần đầu tiên, một giáo hoàng tới Miến Điện, nơi tín đồ Công Giáo chỉ chiếm có 1,2% dân số.

Tại Miến Điện, giáo hoàng Phanxicô sẽ gặp lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi và chỉ huy quân đội, tướng Min Aung Hlaing.

Theo giới phân tích, chắc chắn cuộc khủng hoảng Rohingya với các vụ bạo hành của quân đội Miến Điện, là một trong những yếu tố thúc đẩy lãnh đạo tòa thánh Vatican tới Miến Điện và Bangladesh, hai quốc gia có đa số dân theo đạo Phật và Hồi Giáo.

Theo thông tín viên RFI Sarah Bakaloglou, hàng nghìn tín đồ Công Giáo đã tới Rangoon để đón tiếp giáo hoàng Phanxico:
« Cùng với hàng chục người khác, Nonra đã trải chiếu ngủ ngay dưới đất, phía trước Nhà Thờ Rangoon.

Đối với một tín đồ Công Giáo như cô thì chuyến tông du của đức giáo hoàng là một cơ hội không thể bỏ lỡ.
Cô nói : Đây là một cơ may hiếm có được nhìn thấy đức giáo hoàng. Điều này chỉ có thể xẩy ra một lần trong đời người.
Cho dù tôi đã phải đi rất xa để tới đây, nhưng tôi rất hài lòng và tôi tin rằng, sau chuyến công du của đức giáo hoàng, đất nước này sẽ trở nên bình yên.

Các giáo dân có rất nhiều hy vọng vào chuyến đi của giáo hoàng Phanxicô. Patricia, 25 tuổi, từ miền bắc tới.
Cô sẽ dự thánh lễ dành cho giới trẻ, tại nhà thờ Sainte Marie. Cô cho biết : Tôi rất phấn khích. Tôi nghe nói tại Colombia, đức giáo hoàng đã cho một bạn trẻ đặt câu hỏi. Tôi hy vọng là đức giáo hoàng sẽ chỉ định tôi và tôi sẽ hỏi : Vì sao đức thánh cha lại chọn Miến Điện để tông du.

Tôi nghĩ là ngài có tầm nhìn của đức chúa, bởi vì hiện nay, Miến Điện đang trải qua khủng hoảng. Đức chúa đã phái ngài đến Miến Điện để mang lại hòa bình cho chúng tôi.
Đó là cuộc khủng hoảng Rohingya, sắc dân thiểu số theo đạo Hồi. Đối với giáo hội Công Giáo Miến Điện, đức giáo hoàng cần tránh nói tới từ Rohingya, rất nhậy cảm tại Miến Điện.

Nhiều tín đồ Công Giáo cho biết, nếu giáo hoàng Phanxicô dùng từ này, các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan sẽ kiếm cớ gây ra nhiều vấn đề ».

Switch mode views: