Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ xem xét tính hợp hiến kết hôn đồng tính

 
honnhan-dongtinh
 
 
Ngày 28/04/2015, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ xem xét tính hợp hiến của việc kết hôn giữa những người cùng giới tính, qua đó, ra phán quyết về khả năng các cặp đồng tính đăng ký kết hôn hợp pháp ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ nước Mỹ.
 
Đây là lần thứ hai, Tòa án Tối cao Mỹ xem xét hồ sơ này. Lần thứ nhất cách nay 2 năm.
Hiện nay, 37 trong tổng số 50 bang của Hoa Kỳ và thủ đô Washington đã công nhận tính hợp pháp của các cuộc hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
 
Tuy nhiên, việc kết hôn này cần phải được thừa nhận trên phạm vi toàn liên bang. 
Đây cũng là đòi hỏi của các cặp đồng tính thuộc bốn tiểu bang cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, 
Tennessee (miền nam), Kentucky (miền trung phía đông), Michigan và Ohio (phía bắc).
 
Với sự ủng hộ của chính quyền Obama, 16 người đã đệ đơn đòi tư pháp cho ý kiến vì họ muốn kết hôn một cách hợp pháp và được thừa nhận tại tiểu bang nơi họ sinh sống.
 
Cuối tháng Sáu năm 2013, Tòa án Tối cao Mỹ đã xóa bỏ một phần trong đạo luật liên bang vốn định nghĩa hôn nhân là kết hôn giữa một người đàn ông và một người đàn bà. 
Quyết định này đã cho phép, trên thực tế, mọi cặp hôn nhân hợp pháp, đồng tính hoặc khác giới, đều được hưởng các quyền hưu bổng, kế thừa, giảm thuế.
 
Tuy nhiên, vấn đề kết hôn thuộc thẩm quyền của các tiểu bang và theo truyền thống, Tòa án Tối cao vẫn bảo vệ các nguyên tắc của mô hình Liên bang.
 
Để có thể thừa nhận tính hợp hiến của kết hôn giữa những người đồng tính, trước tiên, Tòa án Tối cao phải xem xét tu chính án thứ 14 của Hiến pháp, theo đó, liệu một tiểu bang có bắt buộc chấp nhận đăng ký kết hôn giữa hai người đồng giới tính hay không. 
 
Bước tiếp theo, Tòa phải xem là liệu tu chính án này có buộc một tiểu bang phải thừa nhận các cuộc hôn nhân đồng tính được đăng ký hợp pháp tại các tiểu bang khác hay không.
 
Trong cả hai trường hợp, Tòa dựa vào nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và luật cơ bản về hôn nhân.
 
Mặt khác, trên nguyên tắc « hợp lý », Tòa sẽ cho ý kiến về việc liệu một tiểu bang có một lợi ích chính đáng nào đó khi cấm hôn nhân đồng tính hay chỉ là một quyết định thuần túy độc đoán, tùy tiện.
 
Cuộc tranh cãi về kết hôn đồng tính tại Mỹ rất quyết liệt. Tòa án Tối cao đã nhận được 145 hồ sơ luận cứ, trong số này có 78 lập luận ủng hộ, bao gồm cả luận cứ của chính quyền Obama và 67 chống.
 
Tòa án Tối cao Mỹ sẽ cho ý kiến vào cuối tháng Sáu.
 
 
Switch mode views: