Lụt miền Trung, nông dân trắng tay
- Thứ Hai, 13 tháng Mười Một năm 2017 13:38
- Tác Giả: RFA
Rác trôi nổi khắp nơi sau bão thay vì củi rừng như trước đây. TTVN
Sau bão Damrey, trời mưa như trút nước, hầu hết các đập thủy điện tại miền Trung đều xả cửa cứu đập, dẫn đến các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi ra đến Thừa Thiên Huế bị ngập lụt nặng. Hiện tại vẫn chưa có con số thống kê đầy đủ về con số thiệt hại nhưng có thể nói rằng đây là một trận lụt quá khủng khiếp đối với người nông dân miền Trung.
Nông dân trắng tay
Ông Lê Văn Thế, nông dân thuyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, chia sẻ: “Nó vô nhà, lên tới gần lổ rún, nó trôi vài thứ đồ, mình phải xử lý mười con gà vậy thôi. Nước lần này là nước xả đập, không có rác rều hay phù sa gì cả. Quảng Nam là vua đập mà, có 56 cái đập thủy điện, 26 cái đập thủy lợi, mỗi khi lụt nguồn thì nó thi nhau xả. Dân giờ cũng kinh nghiệm rồi, hễ tới mùa mưa thì lo phòng thủ trước mọi thứ. Nhưng mà nói vậy chứ làm sao mà ngăn ngừa hết được…”.
Theo ông Thế, đây là trận lụt quá khủng khiếp, mặc dù có chuẩn bị trước các khâu tránh lũ, thu xếp đồ đạt, tài sản cho khỏi bị ướt nhưng hầu hết các gia đình đều bị ướt lương thực, vật dụng trong gia đình như tivi, tủ lạnh, quạt điện, nồi cơm điện đều bị ngấm nước. Riêng xóm ông Thế, có nhiều nhà nước ngập lên chạm nóc nên mọi thứ bỏ trên gác đều bị hư hỏng nặng.
Ông Thế tỏ ra tức giận bởi từ ngày có thủy điện, người dân chẳng được lợi gì ngoài việc chạy lũ, nước dâng nhanh và cao đến mức ngay cả mạng sống cũng khó mà giữ được chứ đừng nói đến tài sản bị hư hại. Trong khi đó, rừng đầu nguồn bị khai thác để lấy diện tích lòng hồ, lớp đệm điều tiết nước bởi rừng được thay thế bằng bằng cái chảo nước có tên là lòng hồ thủy điện. Thay vì nước chảy một cách có điều tiết xuống hạ lưu thì hiện tại, hầu hết các trận mưa rừng đều tập trung về hồ chứa và khi mực nước hồ chứa dâng đến mức báo động đỏ thì người ta thi nhau xả để giữ thân đập. Cuối cùng, đồng bằng phải hứng chịu mọi hậu quả.
Ông Thế nói rằng với tư cách là một người dân, ông không phản đối những chương trình hay chính sách làm kinh tế của nhà nước, thậm chí ông luôn ủng hộ các công trình nhà nước, bởi đó là kiến thiết quốc gia. Nhưng, ông cũng nhấn mạnh là bất kì công trình nào mang tính kiến thiết quốc gia đều phải căn cứ trên quyền lợi của đại bộ phận nhân dân mà thực hiện, thi công. Một công trình thủy điện có lợi được cho bao nhiêu người? Nhà nước đã cân nhắc những thiệt hại nó gây ra cho người nông dân hay chưa?
Rõ ràng hậu quả trước mắt, có thể nhìn thấy được mà không cần phân tích, mổ xẻ gì cho nhiều là một công trình thủy điện chỉ có lợi cho một nhóm nhỏ nhưng thiệt hại mà nó gây ra thì cả một đồng bằng hàng triệu người dân, hàng trăm ngàn gia đình phải gánh chịu. Bù vào đó, thủy điện đã đền bù gì được cho người dân hay chưa? Câu trả lời là chưa và không hề, thủy điện đã hoạt động hàng chục năm nay nhưng tất cả các trận lụt do xả đập thì hậu quả của nó dù có lớn cỡ nào cũng chỉ người nông dân gánh chịu.
Nông dân muốn thủy điện đền bù và không cần từ thiện hay cứu trợ
Một nông dân khác, sống tại Quảng Ngãi, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Bởi vì thủy điện của mình nó quá nhiều, chứ nước lũ thì nó không đến nỗi như hiện tại. Nói chung thì cũng khó nói, nếu như trước đây các ổng tính đến chuyện thiệt hại thì chắc là không xây. Vì các ổng nghỉ là có lợi nên mới xây, mà tính sai nước nên đâm ra lợi không bằng hại. Nếu như ở các nước khác thì thủy điện phải đền bù thiệt hại cho nhân dân. Nhưng ở đây (Việt Nam) thì không có chuyện đó đâu, cãi cách gì cũng thua mấy ổng thôi. Nếu như các thiết kế thủy điện hợp lý thì bây giờ đâu đến nỗi thiệt hại như đang thấy…”.
Vị này chia sẻ thêm là hiện tại, người nông dân cần có một chính sách đền bù tử tế từ các thủy điện. Bởi thủy điện có mọc lên nhiều bao nhiêu thì người nông dân cũng chẳng được lợi gì ngoài việc giá điện vẫn tăng vùn vụt, tiền phạt sử dụng điện vượt mức qui định vẫn cao chất ngất và nói cho đại bộ phận người dân vẫn chẳng được hưởng lợi gì từ các thủy điện.
Trong khi đó, với nguồi nông dân, một con heo, một con gà, một con trâu, con bò là cả một gia tài. Thủy điện xả đập, heo gà, trâu bò chết, người nông dân mất trắng, chẳng có thủy điện nào đứng ra đền bù.
Vị này nhấn mạnh, người nông dân có lòng tự trọng của mình, người nông dân muốn tự mình làm ra của cải và thụ hưởng thành quả của mình làm ra một cách an toàn, trọn vẹn chứ không muốn phải dựa dẫm vào bất kì lòng thương xót của ai. Bởi mọi người, ai cũng khổ, dù sống bất kỳ nơi nào cũng phải làm ăn, kiếm sống và lao động vất vả. Khi nghe nông dân miền Trung bị thiên tai, chắc chắn đồng bào ở khắp nơi sẽ thương xót, người nhịn ly cà phê, người nhịn bữa cơm trưa, người ngưng sắm cái áo mới để gửi tiền đó về ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại.
Nhưng tại sao thủy điện hưởng lợi từ việc bán điện, thủy điện gây ra lũ lụt vì xả đập, cứu đập mà thủy điện không đền bù thiệt hại cho người dân? Và thực ra nhà nước đã tính toán, cân nhắc như thế nào trước cái lợi của thủy điện và cái hại mà người dân gánh chịu?
Vị này kêu gọi nhà nước cần có những biện pháp xử lý cụ thể để người dân được đền bù thỏa đáng các hậu quả do thủy điện gây ra. Ông khẳng định thêm một lần nữa là ông cũng như hầu hết các nông dân miền Trung đều không muốn ngửa tay nhận sự ban ơn của người khác trong lúc kẻ gây ra tai họa cho mình lại ung dung hưởng lợi, chẳng đoái hoài gì đến người dân. Rõ ràng, ở đây thiếu hẳn một sự tử tế cũng như tính sòng phẵng từ phía các thủy điện cũng như các cơ quan quản lý ngành điện khi nói về sự thiệt hại của người nông dân.
Câu kết của vị này cũng là mối trăn trở chung của hầu hết nông dân miền Trung Việt Nam, những người đang sống trong các vùng hạ lưu, nơi mà thủy điện có thể xả lũ, gây ngập úng vào mùa mưa và tích nước, ngây nhiễm mặn vào mùa khô hằng năm. Thiết nghĩ, nhà nước nên có biện pháp cụ thể để giài quyết vấn đề thiệt hại của người dân do thủy điện gây ra.
Related news items:
Tin mới
- Nhóm thợ sửa xe gắn máy miễn phí ở Sài Gòn - 09/12/2017 14:14
- Mì Quảng – món ngon ‘tứ trụ’ trong ẩm thực Việt - 07/12/2017 20:44
- Sài Gòn: Đi ‘chợ’ mua thuốc dễ như ‘mua rau’ - 05/12/2017 01:10
- Mùa Giáng Sinh: ‘Cơn sốt’ mua kẹo gậy ở Disneyland - 03/12/2017 21:44
- Hàng ngàn người dân phải sống ở nơi ô nhiễm nhất Sài Gòn - 01/12/2017 13:30
- Ủy ban sông Mekong đã thất bại - 28/11/2017 20:06
- Đời sống Kỳ Anh sau hai năm biển chết - 27/11/2017 01:13
- Những việc sẽ đến với chúng ta trong tương lai gần... - 24/11/2017 21:03
- Hàng Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam - 19/11/2017 01:35
- Du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ liên tiếp tăng - 14/11/2017 20:57
Các tin khác
- Người hiến vàng cho CSVN, khi chết vẫn chưa đòi được nhà cho mượn - 09/11/2017 02:02
- Dân cạnh Sân bay Biên Hòa nhiễm dioxin - 08/11/2017 12:44
- Đời rác ở Sài Gòn - 07/11/2017 02:04
- Dân Việt nằm chờ mua iPhone X ở Singapore - 03/11/2017 11:23
- Vị Tổng thống nghèo nhất thế giới: Ở nhà xiêu vẹo, đi xe cũ, dinh thự cho dân nghèo tá túc - 31/10/2017 11:46
- Dân làng Thái An vẫn lo về dự án nhà máy điện - 29/10/2017 15:05
- Lụt miền Trung, bài ca muôn thuở - 25/10/2017 21:11
- Hội Hoa Lan Việt Nam: ‘Làm thế nào cho lan nở nhiều hoa?’ - 24/10/2017 00:19
- Việt Nam vẫn là ‘thiên đường’ của dân ghiền thuốc lá - 17/10/2017 17:08
- Dùng nghệ thuật xếp giấy Origami để ‘may đồ’ cho robot - 11/10/2017 19:45