Hơn 139,000 người ký kiến nghị thư chống Formosa
- Thứ Ba, 25 tháng Tư năm 2017 09:00
- Tác Giả: TN
Hàng ngàn người dân tới nhà máy gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, ngày 2 Tháng Mười, 2016, biểu tình đòi nhà máy này “cút khỏi Việt Nam.” (Hình: Facebook Sơn Văn Lê)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tính đến ngày 23 Tháng Tư, có hơn 139,000 người khắp nơi ký kiến nghị thư buộc Formosa phải đền bù thỏa đáng cho người dân, cải tạo lại môi trường biển, và rút khỏi Việt Nam.
Trên trang mạng http://thamhoaformosa.com/, sau khoảng một tháng phát động, người ta thấy có 139,459 người khắp nơi, đặc biệt là các giáo dân Công Giáo miền Trung Việt Nam, ký tên trên bản kiến nghị thư chống lại sự hoạt động của nhà máy luyện thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Chiến dịch vận động chữ ký cho bản kiến nghị thư được chính các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp từ hành động xả chất thải độc hại của Formosa ra biển thực hiện.
Kiến nghị thư được gửi cho tổng thống, chủ tịch quốc hội và thủ tướng chính phủ Đài Loan, Chương Trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, các tổ chức, hiệp hội bảo vệ môi trường quốc tế và những người yêu chuộng công lý và bảo vệ môi trường.
Formosa tuy là một công ty có trụ sở chính ở Đài Loan, nhưng khi đầu tư xây dựng nhà máy luyện gang thép ở Hà Tĩnh, lại sử dụng hầu hết nhân sự là người của Trung Quốc, mọi thứ trang bị máy móc hầu hết cũng mang từ Trung Quốc đến. Khi mới chuẩn bị xây dựng dự án, họ đã cam kết bảo vệ môi trường.
Ngày 2 Tháng Mười Hai, 2012, khi mời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự lễ khởi công xây dựng nhà máy, đại diện công ty này tuyên bố bảo đảm “xây dựng đúng tiến độ và bảo vệ môi trường.”
Nhưng đến Tháng Tư, 2016, khi thử một số bộ phận chuẩn bị để bắt đầu sản xuất, Formosa thải ra biển một lượng rất lớn các loại hóa chất cực độc, giết chết tất cả mọi loại tôm cá và sinh vật biển một đoạn dài hơn 200 km mà hiện chưa có thống kê nào thống kê đầy đủ các sự thiệt hại cho biển cũng như người dân Việt Nam, đã xảy ra cũng như về lâu về dài.
Người ta chỉ ước lượng biển miền Trung Việt Nam không “tự khắc phục” được mà cần hàng chục tỷ đô la để tẩy rửa nếu không muốn di hại tới nhiều thế hệ. Nhà cầm quyền CSVN không công bố chi tiết các cuộc điều tra về thảm họa cũng như các cuộc điều đình với Formosa trong khi người dân đòi biết.
Chính quyền sau đó nhận của công ty Formosa $500 triệu nói là “bồi thường thiệt hại,” nhưng chỉ phát lại cho phần nào những người dân dọc theo bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, bỏ mặc dân Nghệ An cũng bị ảnh hưởng vì tôm cá của họ dù có đánh lên được tí nào cũng không ai mua, vì không ai dám ăn.
Đã vậy, chính quyền địa phương còn ma mãnh, phân phát theo ý riêng, cho người nhà, cán bộ, không đúng thực tế khiến dân chúng dù đã được một ít tiền bồi thường vẫn biểu tình chống đối. Các nạn nhân tại tỉnh Nghệ An cũng đã nhiều lần biểu tình và đi kiện đòi bồi thường nhưng đều bị nhà cầm quyền đàn áp.
Bản kiến nghị viết rằng: “Thảm họa Formosa đã phá hủy nguồn thủy sản, là nguồn thực phẩm chính yếu, truyền thống của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, thảm họa này đã cướp mất nghề nghiệp của hàng trăm ngàn lao động trong các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Các nghề nghiệp liên quan như du lịch, khách sạn, nhà hàng… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn do thất nghiệp, nhiều người phải bỏ quê hương xứ sở đi mưu sinh ở những nơi xa. Nhiều trẻ em có nguy cơ rơi vào cảnh thất học do gia đình mất nguồn thu nhập.”
Chưa hết, “Bên cạnh đó, chúng tôi còn đối mặt với nguy cơ mắc các chứng bệnh nan y như ung thư, dị tật, quái thai, thần kinh… do ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc tố kim loại nặng do Formosa thải ra tồn lưu trong biển. Kinh hoàng hơn nữa khi báo chí đã tiết lộ nhiều thông tin cho rằng, Formosa không chỉ xả thải ra biển mà còn chôn chất thải rắn nhiều nơi trên đất liền và cả nguồn khí thải cũng chứa nhiều độc tố. Chúng tôi thật sự rất hoang mang lo sợ cho sức khỏe, tính mạng của chúng tôi và tương lai giống nòi của chúng tôi.”
Hiện cuộc vận động chữ ký kêu gọi chính phủ Đài Loan và các định chế quốc tế vẫn đang tiến hành, qua trang mạng http://thamhoaformosa.com/. (TN)
Related news items:
Tin mới
- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố báo cáo nhân quyền 2016-2017 - 22/05/2017 21:07
- Phim ‘The Vietnam War,’ một cái nhìn từ mọi phía - 20/05/2017 19:43
- Phái đoàn Giáo phận Vinh sang Châu Âu vận động cho nạn nhân Formosa - 17/05/2017 21:06
- Giáo dục trước và sau năm 1975 - 11/05/2017 02:02
- Nghệ An mở chiến dịch tấn công Linh Mục Đặng Hữu Nam - 08/05/2017 16:31
- Hội thảo vạch rõ sự tệ hại của những trung tâm lọc máu California - 06/05/2017 12:18
- Ngôi mộ Vua Hàm Nghi ở THONAC (Pháp) Một "Nghĩa cử Cần Vương" - 05/05/2017 13:55
- ‘Ðây là Ðài Tiếng Nói Quân Ðội, phát thanh từ thủ đô Sài Gòn…’ - 30/04/2017 22:14
- Hồi tưởng của cựu binh Bắc Việt 42 năm sau chiến tranh - 28/04/2017 01:24
- Kể chuyện Tháng Tư - 26/04/2017 16:41
Các tin khác
- Người dân cùng lúc chống cưỡng chế đất, bị đàn áp từ Bắc đến Nam - 21/04/2017 19:36
- Dân Little Saigon say mê với buổi thuyết trình ‘Tiền Cổ Việt Nam’ - 18/04/2017 16:39
- Hà Nội: Dân bắt giữ 30 cảnh sát cơ động, đòi trao đổi thả người, trả đất - 17/04/2017 19:04
- Chuyện nông dân nhờ sinh viên bán dưa hấu - 13/04/2017 20:15
- Người "sống" ở nghĩa trang - 05/04/2017 19:42
- Giáo dân bao vây, trụ sở huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh thất thủ - 03/04/2017 19:00
- Blogger Mẹ Nấm được Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump vinh danh - 29/03/2017 19:52
- Ẩn họa mới: Ðồng bằng sông Cửu Long đang ‘chìm’ dần - 27/03/2017 00:18
- “Không thể tin là sự thật!” - 27/03/2017 00:04
- Đà Nẵng: Quán cơm ‘giá bèo’ của những tấm lòng nhân nghĩa - 19/03/2017 19:39