Tìm thấy chất cực độc trong cá nục ở biển miền Trung
- Thứ Hai, 13 tháng Sáu năm 2016 09:00
- Tác Giả: Tr.N
QUẢNG TRỊ (NV) - Mẫu cá nục trong kho đông lạnh của một cơ sở thu mua hải sản ở huyện Vĩnh Linh được lấy sau thời điểm cá chết hàng loạt ở miền Trung có chất phenol cực độc và cấm dùng trong thực phẩm.
Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chứa chất cực độc. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Báo Tuổi Trẻ chiều ngày 10 Tháng Sáu loan tin, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y Tế tỉnh Quảng Trị, xác nhận vừa có phúc trình gửi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về việc phát hiện chất phenol trong mẫu cá nục đông lạnh lấy tại một cơ sở thu mua hải sản ở huyện Vĩnh Linh sau khi vùng biển này xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Theo phúc trình này, cơ quan chuyên môn của Sở Y Tế tỉnh vừa có kết quả xét nghiệm sáu mẫu cá lấy tại kho đông lạnh của bà L.T.T. (trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh). Tại thời điểm kiểm tra ngày 7 Tháng Sáu, trong kho đông lạnh của bà T. có 110 tấn cá, gồm 70 tấn cá nục, 10 tấn cá ngừ, 20 tấn cá trích, cá sòng và 10 tấn cá lẫn lộn khác.
Sáu mẫu kiểm nghiệm gồm một mẫu cá ngừ, một mẫu cá trích, một mẫu cá sòng, ba mẫu cá nục. Trong ba mẫu cá nục thì có một mẫu được chủ cơ sở thu mua trước thời điểm xảy ra cá chết hàng loạt và hai mẫu được thu mua sau thời điểm cá chết hàng loạt tại Quảng Trị.
Kết quả, cơ quan chuyên môn xác định mẫu cá nục lấy sau thời điểm cá chết hàng loạt có chất phenol với hàm lượng 0.037mg/kg. Đây là chất cực độc và cấm dùng trong thực phẩm.
Xin mời xem thêm video: Phát hiện chất cực độc trong cá nục ở vùng biển miền Trung
Ông Thành cho biết, đã chỉ đạo lấy tiếp các mẫu cá đông lạnh ở các kho khác để kiểm nghiệm, đồng thời tiêu hủy số cá nục có chất phenol này.
Nói với báo Tuổi Trẻ chiều cùng ngày, ông Hồ Sĩ Biên, chi cục trưởng Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm tỉnh Quảng Trị, cho biết phenol là chất hóa học cực độc thường chỉ dùng trong công nghiệp tẩy rửa, tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm, ngay cả trong việc sản xuất bao bì cũng không được sử dụng. Chỉ cần ngửi, hay sử dụng chất cực độc này thì sẽ bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
“Với hàm lượng 0.037mg/kg như trong mẫu cá nục này thì chưa đủ gây ngộ độc cấp nhưng nguy hiểm ở chỗ nếu tích lũy nhiều chất này thì có thể gây chết người,” ông Biên biện minh nhằm giảm áp lực dư luận. (Tr.N)
Related news items:
Tin mới
- Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi - 21/06/2016 00:56
- Tạm ngừng biểu tình - 21/06/2016 00:34
- Máy bay rơi, sự thật ở đâu? - 21/06/2016 00:26
- Nỗi gian nan của người chạy xe ba gác ở Vũng Tàu - 19/06/2016 19:48
- Formosa Hà Tĩnh: Cuộc mặc cả chưa ngã giá - 19/06/2016 09:54
- Cá nhiễm độc: Yêu cầu FDA kiểm nghiệm hải sản từ Việt Nam - 17/06/2016 01:09
- Hội An vơi dần những gánh hàng rong trưa nắng - 16/06/2016 01:12
- Phenol và giải pháp im lặng vẫn còn đó - 15/06/2016 21:32
- Ngư dân dài cổ chờ nhà nước hỗ trợ - 14/06/2016 15:10
- Hơn 1000 tín hữu giáo phận Vinh tiếp tục tuần hành bảo vệ môi trường - 12/06/2016 16:49
Các tin khác
- Nhiều trẻ em ở Huế băng rừng sang Lào làm thuê - 10/06/2016 21:23
- Tại sao phải bưng bít thông tin? - 09/06/2016 23:39
- Xin hỏi bà Ninh Tôn Nữ: Động cơ nào… - 06/06/2016 17:18
- Hậu quả từ việc người Việt bán ‘nước cam tươi giả’ ở Thái Lan - 06/06/2016 17:06
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Ky cóp cho cọp nó xơi - 05/06/2016 20:01
- Vì sao vẫn chưa công bố nguyên nhân cá chết? - 03/06/2016 00:46
- Người Trung Quốc đang lũng đoạn du lịch ở Nha Trang - 01/06/2016 23:57
- Xôi chiều ở Sài Gòn - 30/05/2016 19:42
- Nỗi lo của các thợ lặn Formosa Vũng Áng - 29/05/2016 00:45
- Câu chuyện một ngôi đền - 29/05/2016 00:04